Ô nhiễm nước ngầm vì chôn lấp rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Đời sống - 26/11/2019 11:21 Vân Anh (TH)
Rác thải sinh hoạt đang ngày càng làm ô nhiễm môi trường |
Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.
Cả nước có rất ít bãi chôn lấp có trạm xử lý nước rác: Trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội), trạm xử lý nước rác ở đèo Sen, trạm xử lý nước rác Hà Khẩu, trạm xử lý nước rác Quang Hanh (Quảng Ninh)… Theo đánh giá của các chuyên gia thì nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) và nhà máy xử lý nước rác Gò Cát (TP. HCM) là đạt QCVN 5945 -2005 với hiệu quả xử lý cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời và ngay cả những nhà máy xử lý hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết.
Tuy nhiên ngoài ưu điểm của phương pháp chôn lấp chất thải rắn là xử lý được khối lượng lớn chất thải, chi phí đầu tư và chi phí xử lý nhỏ thì nó còn có nhược điểm đó là nó chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy chậm, gây ô nhiễm khu vực xử lý. Ví dụ như quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ gây mùi, các côn trùng gây bệnh (ruồi, muỗi), gây ra các vụ cháy, nổ, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới giao thông do rơi vãi rác thải khi vận chuyển, đặc biệt là lượng nước rò rỉ từ rác thải. Lượng nước này khi xâm nhập vào môi trường nó sẽ gây tác động xấu đến môi trường xung quanh (đất, nước).
Theo thống kê của Viện môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% -16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, Vụ trưởng Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), rác thải sinh hoạt không chỉ là nỗi lo của một vài tỉnh thành mà đang là vấn đề cấp bách, phức tạp của cả nước.
Hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị toàn quốc phát sinh 38.000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85%. Con số này ở nông thôn là 32.000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được khoảng 55%.
"Phương án xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp (70%), trong đó nhiều bãi chôn không hợp vệ sinh khiến người dân sống xung quanh bức xúc. Chưa địa phương nào có mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoàn thiện, đạt tất cả tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường", ông Hiền nói.
Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn khiến Việt Nam không tận dụng, tái chế được các loại rác thải phù hợp.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Vụ trưởng Vụ quản lý chất thải rắn. Ảnh: Gia Chính |
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhận xét, việc Việt Nam có tới 70% rác xử lý bằng chôn lấp là quá cao, gây tốn đất, ô nhiễm nước ngầm. Chính phủ cần đưa tỷ lệ chôn lấp rác giảm xuống dưới 20%.
Ngoài ra, quy định hiện nay bãi rác chỉ cần cách khu dân cư 500 m, theo ông Võ là "quá gần, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ khiến người dân phản ứng chặn xe rác".
Xu hướng chung trên thế giới là phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, biến rác trở thành nguồn tài nguyên. Một số đô thị từng vận động người dân phân loại rác, nhưng khi rác ra khỏi hộ dân thì lại đổ chung lên một xe thu gom khiến công sức phân loại trở nên vô nghĩa.
"Thực tế này cho thấy tạo sự đồng thuận của người dân về phân loại rác tại nguồn không khó, điều quan trọng là sự đồng bộ trong hệ thống thu gom, xử lý rác của chính quyền", ông Võ phân tích.
Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mấu chốt vấn đề xử lý rác thải đô thị là công nghệ. Mật độ dân cư của Việt Nam cao, đặc biệt là đô thị, trong khi phương pháp chôn lấp chỉ phù hợp ở nơi đất rộng, mật độ dân cư thưa thớt. Các phương pháp đốt rác triệt tiêu và đốt rác phát điện, nếu công nghệ không thực sự hiện đại, đều có thể thải ra chất độc dioxin, tro bay và 20-30% tro sỉ gây hại cho sức khỏe con người.
Theo ông Đông, công nghệ xử lý rác phù hợp áp dụng cho các đô thị Việt Nam là "khí hóa, cốc hóa các vật chất ra khí gas tổng hợp, không phát ra khói". Kết quả cuối cùng của công nghệ này sẽ ra chất cacbon, vật liệu giống như than hoa, phù hợp cho cải tạo đất nông nghiệp.
"Chúng ta chưa tạo ra được môi trường cạnh tranh công nghệ xử lý rác lành mạnh, minh bạch, vì vậy chưa khích lệ được công nghệ tốt nhất tham gia", ông Đông nói.
Vụ trưởng Quản lý chất thải Nguyễn Thượng Hiền, hầu hết công nghệ xử lý chất thải rắn nhập khẩu không phù hợp với đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, như: chưa được phân loại tại nguồn, nhiệt trị thấp, độ ẩm cao.
"Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn chế tạo trong nước chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp", ông nói.
Ngoài ra, việc xây dựng, vận hành các cơ sở xử lý chất thải bài bản cần vốn đầu tư rất lớn, không phải tỉnh, thành nào cũng đủ nguồn lực thực hiện. Hiện TP HCM và Hà Nội dành nguồn kinh phí thu gom, xử lý rác khoảng 1.200-1.500 tỷ đồng mỗi năm, chiếm 3,5% chi ngân sách; tuy nhiên nhiều địa phương khác chỉ 3 đến 40 tỷ đồng mỗi năm.
Trong khi ngân sách không đủ, việc huy động vốn ngoài ngân sách cho đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn còn gặp khó khăn do quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài; đơn giá xử lý thấp nên chưa đáp ứng đủ chi phí.
Cụ thể, mức thu phí vệ sinh 4.000-6.000 đồng/người/tháng ở đô thị chỉ bù đắp khoảng 20% chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Mức chi trả cho việc xử lý rác thải ở các đô thị cũng không thống nhất, giá xử lý trung bình hiện là khoảng 348.000 đồng/tấn với cơ sở ủ phân; 274.000 đồng/tấn với cơ sở đốt và 122.000 đồng/tấn với chôn lấp.
Mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt |
Với những "điểm nóng" liên quan đến rác thải đô thị thời gian qua, địa phương cần phải phối hợp với cơ sở xử lý chất thải để tăng cường biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và dân cư xung quanh; từng bước cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý chất thải hiện đại, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, địa phương cần có các chính sách giải quyết với những hộ dân bị ảnh hưởng như đền bù, tái định cư phù hợp.
Trên đường vận chuyển lô hàng túi xách, ví da "khủng" có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đi tiêu thụ, một ... |
Theo thông tin từ Sở Lao động & Thương binh xã hội Nghệ An, trong 10 tháng đầu năm 2019, Nghệ An đã giải quyết ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy