Những lưu ý phòng tránh đột quỵ nhiệt trong thời tiết nắng nóng gay gắt
Đời sống - 13/08/2019 12:09 Ngân Vĩnh
Những lưu ý để tránh đột quỵ nhiệt trong thời tiết nắng nóng gay gắt. (Ảnh: Internet) |
Theo chuyên gia y tế say nóng và nặng hơn nữa đó là “đột quỵ nhiệt-heat stroke” là 1 tình trạng chấn thương bởi nhiệt, cơ thể bị rối loạn do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian, thường kết hợp với tình trang mất nước và ở những người lao động quá sức, dẫn đến hệ thống điều hoà nhiệt độ của cơ thể bị tổn thương và mất kiểm soát. Đây là một trong những cấp cứu thường gặp vào mùa nắng nóng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đột quỵ nhiệt có thể giết chết hoặc gây tổn thương não, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể nếu bệnh nhân không được sơ cứu và xử trí kịp thời. Định nghĩa y học về đột quỵ nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 104 độ F (tức 40 độ C) với các biến chứng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, và các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất phương hướng và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê, và cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Cách ngăn ngừa đột quỵ nhiệt
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất là nên ở trong môi trường có máy lạnh. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt bằng cách thực hiện các bước sau:
Mặc quần áo nhẹ, màu sáng, thoáng và đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Sử dụng kem chống nắng với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, đặc biệt bạn đang đi ngoài nắng, đang bơi hoặc đang đổ mồ hôi.
Nắng nóng ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, thậm chí còn gây ra đột quỵ. (Ảnh: Internet) |
Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất 8 ly nước/ngày: nước suối, nước trái cây hoặc nước ép rau, trong đó nước từ các loại thảo dược tốt hơn. Vì bệnh liên quan đến nhiệt độ cũng có thể do thiếu muối, vậy nên thay thế một loại đồ uống thể thao giàu muối khoáng trong các giai đoạn có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Với những người chơi thể thao hoặc làm việc ngoài trời, khuyến cáo chung là uống 24 ounce chất lỏng (tầm 700ml) hai giờ trước khi tập thể dục-lao động và cân nhắc thêm 8 ounce (~ 240 ml) nước hoặc thức uống thể thao khác trước khi tập thể dục. Trong khi tập thể dục, bạn nên tiêu thụ tầm 240ml mỗi 20 phút, ngay cả khi không cảm thấy khát.
Tuyệt đối không được để bất cứ ai trong chiếc xe đang đậu mà không chạy điều hoà hoặc tắt máy, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do nhiệt ở trẻ em. Khi đậu dưới ánh mặt trời, nhiệt độ trong xe của bạn có thể tăng thêm 6,7 độ C chỉ trong vòng 10 phút.
Theo dõi màu nước tiểu, nếu nước tiểu đậm hơn là dấu hiệu cơ thể thiếu nước. Hãy chắc chắn uống đủ nước để duy trì nước tiểu có màu vàng nhạt và trong.
Đo trọng lượng cơ thể trước và sau hoạt động thể chất. Theo dõi lượng nước bị mất (số cân nặng giảm sau tập) có thể giúp chúng ta xác định lượng nước cần uống bổ sung vào.
Uống nước đầy đủ trong thời tiết nắng nóng để tránh đột quỵ. (Ảnh: Internet) |
Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, bởi vì cả hai chất này đều có thể làm bạn mất nhiều chất lỏng hơn và làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến nhiệt. Ngoài ra, không dùng thuốc viên bổ sung muối trừ khi bác sĩ chỉ định. Cách dễ và an toàn nhất để bổ sung muối và các chất điện giải khác trong ngày nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây, thảo dược (rau má, nhân trần, mướp đắng…)
Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn.
Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.
Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.
Những điều tuyệt đối không được làm khi bị say nắng, kiệt sức do nắng hay đột quỵ do nhiệt
Từ chối hoặc không gọi hỗ trợ y tế là một quyết định sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị đột quỵ do nhiệt, hoặc có đấu hiệu sốc, co giật, mất ý thức.
Những điều cần tránh trong khi xử lý việc đột quỵ trong tiết trời nắng nóng. (Ảnh: Internet) |
Nhiều người khi cảm thấy không khỏe, cụ thể trong trường hợp say nắng, họ thường sử dụng thuốc aspirin hoặc acetaminophen. Hành động này sẽ làm bệnh nặng thêm bởi đây là 2 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máy, gây ra vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe bởi khi đó da của người bệnh có thể đang cháy nắng dẫn tới phồng rộp.
Không cho bất cứ thứ gì qua đường miệng của người bệnh trong trường hợp họ đang bất tỉnh hoặc nôn mửa, vì có nguy cơ gây ngạt.
Nhiều người thường cho rằng chà xát lên cơ thể bằng rượu, làm hạ nhiệt nhanh. Điều này rất nguy hiểm với người bệnh bởi rượu làm cơ thể hạ nhiệt quá nhanh dẫn đến biến động nhiệt mạnh trong cơ thể. Tốt nhất hạ nhiệt cơ thể người bệnh bằng nước lạnh thường.
Bổ sung nước và chất điện giải là đúng nhưng không nên uống quá nhanh, quá nhiều, có thể gây sốc. Nên tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ./.
Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chỉ cách nấu loại nước ngừa ung thư, chống đột quỵ Trong y học Trung Quốc cổ đại cho rằng, nước đậu đen có thể nuôi dưỡng thận, làm giảm phù nề. Nghiên cứu hiện đại ... |
Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, lái xe máy thế nào để đảm bảo an toàn? Điều khiển xe máy dưới trời nắng nóng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vậy, người đi xe máy cần lưu ý khi đi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024