Lời cầu cứu của hàng trăm người lao động quê Hà Giang gặp khó khăn tại Bình Dương
Người lao động - 07/08/2021 09:58 Hoài Thương
Người lao động quê tại Hà Giang đang gặp khó khăn tại Bình Dương do dịch bệnh. Ảnh NVCC |
Liên hệ với phóng viên Cuộc sống an toàn, anh S.M.T hiện đang ở khu chợ Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho biết, khoảng gần 200 người lao động quê tại Hà Giang bị “mắc kẹt” tại các khu phong tỏa trên địa bàn tỉnh. Họ hiện đã hết nhu yếu phẩm, không còn tiền đóng nhà trọ, cầu cứu khắp nơi nhờ hỗ trợ.
“Anh em chúng tôi vào Bình Dương từ đầu năm để làm thời vụ. Hầu như người Hà Giang chúng tôi đến Bình Dương chỉ làm công nhân thời vụ nên khi dịch đến, công ty đóng cửa là không có tiền. Cầm cự hơn 1 tháng nay đến giờ không trụ nổi nữa nên chúng tôi cầu xin hỗ trợ. Vì hạn chế về tiếng Kinh nên mọi người khó giao tiếp với chính quyền để nhờ giúp đỡ”, anh T. bộc bạch.
Nhiều người lao động quê Hà Giang không còn tiền đóng trọ. Ảnh NVCC |
Theo lời anh T., hiện người lao động quê Hà Giang đang khó khăn ở Bình Dương chia làm bốn chỗ ở. Một tốp công nhân lao động ở khu chợ Tân Hiệp, một nhóm ở khu chợ Vĩnh Tân, một nhóm ở khu chợ Quang Vinh 1 (3 địa chỉ này đều ở thị xã Tân Uyên) và một nhóm ở Chung cư Đồng An 2 (TP.Thủ Dầu Một). Tình trạng chung của mọi người đều khó khăn, hết tiền đóng trọ, lương thực hết và rất mong được về quê. Nếu ở đây một thời gian nữa mà không được hỗ trợ sẽ không cầm cự nổi.
Liên hệ với anh Thào Mí Cơ (quê ở tỉnh Hà Giang) đang ở trọ tại khu chợ Vĩnh Tân 1 (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) chúng tôi biết được tại đây có khoảng 45 người lao động cùng quê ở Hà Giang. Hiện tại, mọi người đang rất mệt mỏi vì lo lắng bữa ăn từng ngày và tiền trọ 1 tháng tới. Cả 45 người này đều nằm trong khu phong tỏa nên việc đi lại mua lương thực rất khó khăn. Hơn một tháng nay, mọi người đều sống nhờ lương thực thực phẩm cứu trợ từ nhà hảo tâm và chính quyền địa phương.
Mong muốn lớn nhất của họ là được về quê. Ảnh NVCC |
Anh Mí Cơ là công nhân thời vụ ở KCN Nam Tân Uyên, công ty hiện đã đóng cửa vì dịch và giữ nửa tháng lương của anh.
“Người Hà Giang chúng tôi vào Bình Dương đa số là công nhân thời vụ nên khi nghỉ việc vì dịch bệnh chúng tôi không được hỗ trợ gì. Anh em chúng tôi ở đây mệt mỏi quá, phòng trọ chúng tôi cũng phải trả đầy đủ khoảng 2 triệu/tháng cả điện nước. Nhưng đến tháng này, trong ví tôi chỉ còn 3 triệu còn mấy người kia không còn đồng nào. Cho nên chúng tôi rất lo tiền để đóng trọ, rồi tiền mua thức ăn. Chúng tôi lo lắng, mỗi ngày thức dậy chỉ mong được về nhà. Nếu không thể về quê, tôi mong được giảm tiền nhà trọ, hỗ trợ nhu yếu phẩm để sống qua mùa dịch.”, anh Mí Cơ tâm sự.
Nhiều công nhân cầu cứu mong được hỗ trợ. Ảnh NVCC |
Trao đổi thông tin với phóng viên, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, hiện tại Bình Dương chủ trương là “ai ở đâu, ở đó” nên mọi người không thể đi đâu hết. Chính vì thế, sau khi nhận được thông tin người lao động ở Hà Giang đang gặp khó khăn, LĐLĐ tỉnh sẽ xác minh và hỗ trợ nhu yếu phẩm đến từng nơi để mọi người có thể sống ổn định trong thời gian dịch bệnh. Bên cạnh đó, về vấn đề thuê trọ, LĐLĐ tỉnh cũng đã vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê cho công nhân lao động ở thời điểm này. Riêng UBND tỉnh Bình Dương cũng chủ trương hỗ trợ mỗi người lao động thuê trọ khoảng 300.000 đồng trong một vài ngày tới.
Diễn biến về thông tin sẽ được Cuộc sống an toàn tiếp tục cập nhật.
Hàng trăm công nhân quê Hà Giang đang bị "mắc kẹt" lại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh NVCC |
Người lao động Bình Dương “ai ở đâu ở yên đấy”, khó khăn đã có công đoàn Dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng, Bình Dương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ ... |
Công đoàn Bình Dương tập trung chăm lo người lao động khó khăn do Covid-19 LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang nỗ lực chăm lo cho người lao động trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, đời sống công nhân gặp ... |
Cậu bé Sùng Mí Dìa và hành trình đi tìm ánh sáng “Chữ này là chữ gì?”, cô điều dưỡng hỏi. Nhoẻn miệng cười, Sùng Mí Dìa (SN 2015), cậu bé quê ở Hà Giang có vóc ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
Đời sống - 23/08/2024 16:51
“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai
Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!