Khủng hoảng vì ô nhiễm rác thải, người già "khấn trời" cho sự bình an của những đứa trẻ
Đời sống - 21/11/2019 07:37 Ý YÊN
Người dân thôn Núc Thượng, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc dựng lều, cắt cử người túc trực ngày đêm để ngăn không cho rác thải đổ về khu vực này gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: M.K |
Những người dân của ngôi làng nhỏ bé này đang kiên quyết đấu tranh nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng do ô nhiễm rác thải mà họ nói rằng đã phải chịu đựng trong nhiều năm nay.
Theo đó, người dân thôn Núc Thượng cho biết cuộc sống sinh hoạt của họ bị đảo lộn nghiêm trọng bởi mùi hôi thối khó chịu bốc ra từ 2 bãi rác đặt gần nhau, gồm: bãi rác của xã Hồ Sơn và bãi rác xã Tam Quan (huyện Tam Đảo).
Điều đáng nói, 2 bãi rác này được đặt ở vị trí không xa khu dân cư và chỉ cách 3 trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) của xã Hồ Sơn khoảng 200m. Rác thải từ nhiều nơi đổ về với khối lượng lớn, trong đó có cả rác thải công nghiệp từ các doanh nghiệp trên địa bàn lân cận tới đổ trộm.
Rác lại thường xuyên được đốt với quy trình không đảm bảo, gây ô nhiễm không khí. Mỗi lần đốt, mùi khói khét lẹt, đặc quánh, quyện với mùi hôi thối lan tỏa theo gió gây cảm giác khó thở, buồn nôn. Không những thế, khói âm ỉ qua nhiều ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân thôn Núc Thượng. Nhiều thửa ruộng gần khu vực bãi rác phải bỏ hoang, không thể canh tác, hoặc canh tác cũng cho năng suất thấp.
Tình trạng ô nhiễm rác thải diễn ra trong nhiều năm nay khiến cuộc sống của người dân thôn Núc Thượng, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc bị khủng hoảng nghiêm trọng - Ảnh: M. K |
Theo ghi nhận của phóng viên Cuộc sống an toàn vào sáng 20/11, 2 bãi rác nói trên cách nhau vài chục mét, bốc mùi hôi thối nồng nặc dù lượng rác không nhiều. Được biết, từ hơn 10 ngày nay, dân làng tổ chức dựng lều, cắt cử người túc trực ngày đêm để ngăn không cho rác thải đổ về đây.
"Chúng tôi đã và đang làm tất cả để cho con em mình được hưởng bầu không khí trong lành" - một phụ nữ cho biết.
Sự bức xúc của họ về vấn đề ô nhiễm rác thải được đẩy lên ở mức độ cao nhất vào đêm 3/11, khi có người đổ trộm lượng lớn rác thải công nghiệp rồi đổ dầu đốt. Sự việc này vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng lần này ngọn lửa lan rộng và bùng lên với cột khói cao đen ngòm, khét lẹt lan khắp làng trên xóm dưới khiến người dân trở nên giận dữ. Họ cho rằng đó là hành động trắng trợn, thiếu tôn trọng môi trường sống của cư dân thôn Núc Thượng và quyết tâm ngăn chặn.
Nhiều rác thải công nghiệp được dồn về đây rồi đổ dầu đốt - Ảnh người dân cung cấp |
Có mặt tại lều canh, người đàn ông tên Khiêm dẫn phóng viên vào ngôi nhà ngay phía sau bãi rác, nơi mà gia đình anh sống trước kia, cây cỏ mọc um tùm phủ kín lối đi, cửa ngoài khóa kín. Anh nói: "Khói xộc thẳng vào nhà khiến gia đình tôi không chịu được, cháu nhà tôi nó nói rằng ở đây có khi chết non đấy bố ạ. Gia đình tôi phải bỏ ngôi nhà này để đi ở nhờ. Nhưng không phải chỉ riêng tôi khổ, dân làng cũng khổ, con em học ở trường còn khổ hơn".
Trong bản báo cáo về việc môi trường rác thải ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe của học sinh của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hồ Sơn gửi UBND xã Hồ Sơn và Phòng Giáo dục đào tạo huyện Tam Đảo có đoạn: "Mỗi khi bãi rác được xử lý đốt, mùi khói khét bay lên gây khó thở ngột ngạt cho học sinh. Số rác thải được đốt bằng cách thủ công là tẩm dầu. Thời gian đốt vào các buổi chiều làm cho không khí môi trường độc hại đến sức khỏe học sinh của 3 nhà trường. Mỗi lần khu tập kết rác xã Tam Quan đốt cháy âm ỉ 2 - 3 ngày, khói bụi quẩn vào các lớp học gây mùi và khó thở cho trẻ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh...", đồng thời bày tỏ mong muốn "giải tỏa bãi rác thải của xã Tam Quan để các cháu học sinh có một môi trường học tập an toàn không khói bụi độc hại".
Thực tế, đã có người dân nói với Cuộc sống an toàn việc con em họ sau khi đi học về và kêu bị đau đầu, buồn nôn. Do quá lo lắng, nhiều phụ huynh phải xin nghỉ học cho con vào những ngày thời tiết âm u.
Trong đám đông những người có mặt ở bãi rác sáng 20/11, có một cụ già nói rằng: "Sáng ra ngửa mặt lên trời cầu trời để cho dân làng chúng con không phải ngửi mùi rác thải. Chúng con già chết được rồi nhưng còn con của con và cháu của con nữa".
Được biết, trong nhiều năm qua người dân thôn Núc Thượng đã nhiều lần phản ánh về tình trạng ô nhiễm rác thải lên các cấp chính quyền địa phương nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.