Làng Thuyền còn đó những nỗi lo
An toàn, vệ sinh lao động - 13/10/2021 12:06 Đông Khánh
|
“Nghĩa địa” xe cơ giới
Người dân tỉnh Bắc Giang vẫn quen gọi làng , nghĩa là ở đây người ta chuyên đi thu mua những chiếc ô tô, tàu thủy, máy ủi, cần cẩu, máy xúc, thậm chí cả máy bay… đã bị hỏng, cũ nát về để đập ra lấy phụ tùng, linh kiện còn sử dụng được rồi bán cho các cơ sở trong nước, những thứ không dùng được thì đem bán sắt vụn làm sản phẩm tái chế.
Ngôi làng án ngữ ven TP. Bắc Giang này nổi bật với hàng chục ngôi biệt thự sang trọng nằm liền kề nhau; ấn tượng hơn là những bãi tập kết ô tô ngổn ngang như một “bãi chiến trường” toàn phụ tùng ô tô, máy xúc, máy ủi; những chiếc , hàng chục bãi dài đầy nhíp, máy, trục hoen rỉ đã được phân loại sau khi tháo dỡ. Xen lẫn trong đó là nhiều chiếc xe ô tô đã “hết đát” của các thương hiệu như Toyota, Kia, Camry, Mercedes, các loại tàu thủy, máy xúc, máy ủi… Theo một số người chuyên làm nghề “mổ xe” ở làng Thuyền, mỗi chiếc xe như vậy có giá từ 2 đến 400 triệu đồng tùy theo tình trạng của xe.
Ông Nguyễn Văn Phong, chủ một cơ sở “mổ xe” ở đây cho biết: “Chẳng có cái xe nào hỏng hoàn toàn, kể cả những chiếc xe phải cẩu, kéo về bãi, thế nào cũng có những phần vẫn còn hoạt động được, có thể lắp vào những chiếc xe khác. Một xe sau khi phá dỡ hầu như không bỏ đi thứ gì, từ cái ốc vít đến vỏ ghế rách”. Làng Thuyền hiện có 270 hộ, trong đó khoảng 60 hộ làm nghề “mổ xe” tạo việc làm cho hàng trăm lao động.
"Mổ xe" - một nghề nhiều độc hại. |
Khi được hỏi về lịch sử của nghề này ở làng, một số người có thâm niên hào hứng kể: Làng Thuyền thời trước nghèo xơ xác, người dân lam lũ cả năm mà vẫn không đủ cái ăn, cái mặc, nên mọi người rủ nhau đi buôn đồng nát để kiếm tiền. Gần hai chục năm nay, nhiều gia đình đã “phất” lên nhanh chóng. Dân làng Thuyền không còn phải kẽo kẹt trên những chiếc xe đạp cũ kĩ đi về các tỉnh để mua phế liệu mà thành lập hẳn những công ty riêng của gia đình, thuê nhân công làm việc, kí kết những hợp đồng kinh tế trị giá từ hàng trăm triệu đến vài chục tỷ đồng. Nay làng Thuyền không còn hộ nghèo, hộ khá và giàu chiếm 90%.
Các giám đốc công ty làng Thuyền vốn là những nông dân chân lấm tay bùn, đã từng kinh qua nghề buôn đồng nát trưởng thành mà nên. Anh Nguyễn Khắc Cường, Giám đốc một doanh nghiệp “mổ xe” ở đây cho biết: “Để đấu giá thành công một “vụ” đâu phải đơn giản, ngoài có tiền thì cũng cần có “nghệ thuật”, nghĩa là phải “nhanh chân, nhanh tay và cả… quan hệ xã giao để nắm bắt thông tin thì mới có thể “đánh” thắng. Đơn cử như mấy năm trước, tại kho Đầm, tỉnh Hải Dương thanh lý một lô hàng ô tô cũ rất lớn với tổng trị giá gần một trăm tỷ đồng; nhận thấy giá trị lợi nhuận cao nên mấy hộ trong làng Thuyền đã liên kết chung nhau vốn để “đấu” và thắng cả cánh đấu giá từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng”.
Ô nhiễm và mất an toàn
Nhờ có nghề “mổ xe”, làng Thuyền không ai thất nghiệp, nhiều thanh niên học xong phổ thông đã kế nghiệp gia đình hoặc đi làm thuê cho các xưởng phá máy, thu nhập trung bình của một công nhân phá máy từ 9 đến 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, nghề này cũng rất nhọc nhằn. Anh Nguyễn Khắc Toán, công nhân “mổ xe” tại đây kể, sau khi tốt nghiệp khoa hàn xì tại một trường trung cấp kỹ thuật, anh xin về đây làm việc trong xưởng của chú ruột. Công việc lúc nào cũng lấm lem như hòn than, môi trường làm việc lại khá độc hại, bị trầy xước chân tay là chuyện thường. “Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè thì ai nhìn thấy cũng muốn tránh xa. Hơn nữa các máy móc cũ thường sót lại một lượng dầu máy hay mỡ bên trong, khi đưa cần hàn vào cắt lốc máy, chân máy, dầu mỡ ấy cháy, xộc thẳng vào mặt. Hay các thiết bị có sơn phủ hoặc nhựa cũng bị cháy gây ra cảm giác rất khó chịu, người mới làm thường buồn nôn, chóng mặt nhưng làm mãi cũng thành quen. Biết độc hại là thế nhưng công lao động cao, được chủ lo ăn và có việc đều, mỗi tháng kiếm khoản kha khá nên ai cũng muốn bám trụ”, anh Toán nói.
Anh Nguyễn Khắc Toán nhọc nhằn bên đống sắt. |
Để phá một chiếc ô tô cần rất nhiều công cụ trợ lực, như máy cắt, búa, máy khoan, khí gas và ô-xy… Trung bình mỗi tháng 5 người có thể phá được từ 7 đến 10 chiếc ô tô, khi mổ xong thì phân loại sản phẩm theo từng phụ tùng. Cái nào còn dùng được thì để bán riêng với giá khoảng 20 đến 30 nghìn đồng/1kg, còn lại những đồ hỏng hóc đem bán đồng nát được khoảng 12 nghìn/kg.
Dù kinh tế làng Thuyền phát triển khá mạnh nhưng người dân nơi đây vẫn còn trăn trở là làm sao để môi trường sống được cải thiện, bởi người dân vẫn hằng ngày phải chịu đựng mùi khét lẹt từ việc đốt các loại phế liệu bằng cao su, rồi tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn… Về lâu dài, cần phải có quy hoạch bến bãi cụ thể khi các hộ dân bày biện đủ mọi thứ ra đường làng…
Ngày 5/7 vừa qua, tại bãi xe phế liệu Cường Vân do gia đình ông Cường trong thôn quản lý xảy ra cháy lớn. và gây ra mùi rất khó chịu trên diện rộng. Vụ cháy tuy không có thiệt hại về người, song đó chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như nguy cơ mất an toàn mà những NLĐ ở đây đang hằng ngày phải đối mặt.
Ô nhiễm môi trường trầm trọng ở làng Thuyền vì đốt chất thải độc hại. |
Làng gạch Chợ Mới (An Giang): Nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường Hầu hết các lò gạch tập trung ở các xã Long Giang, Long Kiến và Mỹ Hội Đông (Chợ Mới, An Giang) đều sản xuất ... |
Người dân thủ đô bị hành hạ bởi mùi rác thải nồng nặc Mấy ngày trở lại đây, người dân thủ đô Hà Nội bị hành hạ bởi mùi rác thải. Rác thải ngập khắp phố phường. Ngay ... |
Hà Nội: Gấp rút giải quyết bức xúc của dân về bãi rác Nam Sơn Những ngày qua, người dân quanh khu vực bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn tiếp tục dựng lều, chặn xe chở rác khiến cho lượng ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”