Hình xăm nghệ thuật - Câu chuyện lịch sử, văn hóa và vấn đề an toàn (kỳ 2)
Đời sống - 09/08/2019 09:56 Hải Dương
Kiểu xăm hình nghệ thuật đầu lâu được cướp biển xưa ưa chuộng. |
Các phạm nhân Trung Quốc đều bị thích chữ vào mặt khi lưu đày, đó cũng là một dạng hình xăm cưỡng bức, dã man. Bằng dấu hiệu này, họ bị đẩy vào đáy cùng xã hội, không có cách gì thoát được sự kiềm tỏa và điều đó đi theo họ suốt đời. Có gia đình quyền quý phương Tây xăm hình gia huy lên nô lệ, như một khẳng định sở hữu. Sau khi phát hiện ra châu Mỹ, trong nhiều thế kỷ, những lái buôn châu Âu buôn nô lệ da đen châu Phi, hầu hết họ không bị “đóng dấu” lúc này cũng bị “đóng dấu” lúc khác. Điều đó mới chấm dứt cuối thế kỷ XIX, khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ hoàn toàn.
Nhìn chung, suốt thời gian dài xăm hình không được xã hội hoan nghênh. Đối tượng xăm hình thường được coi ở tầng thấp của xã hội. Nó gắn với hình ảnh trộm cắp, đĩ điếm, thường không mấy vẻ vang. Chỉ có những gã cướp biển ngang tàng, phổ biến với những hình xăm đầu lâu xương chéo, đại bàng rắn rết, không sợ chết, không đầu hàng khó khăn, tiêu tiền không tiếc tay mới giành được sự kính trọng nhất định từ công chúng. Song, cá biệt, một số quý tộc người Nga, Thụy Điển, Đan Mạch ở thế kỷ XIX cũng sang Nhật xăm các hình rồng phượng.
Người châu Âu thế kỷ XIX đến Nhật xăm hình nghệ thuật. |
Nếu các quý tộc xăm hình rồng phượng để thể hiện “đẳng cấp”, những tên cướp biển xăm hình đầu lâu xương chéo để khẳng định tự do, lối sống phóng túng, hù dọa đối thủ và làm tăng tinh thần, sự thiện chiến của chính mình; thì những kẻ ở “dưới đáy” trộm cắp, đĩ điếm... có thể lại là những người đầu tiên thực sự chăm chút cho nghệ thuật xăm hình. Họ ném vào đó nỗi tủi hờn của kẻ bị ruồng bỏ, bị khinh rẻ, bị đẩy ra bên lề xã hội; họ mang nỗi hận đời và nhẫn nhục chịu đựng sự kỳ thị - như một sự khẳng định “cái tôi”. Họ có thời gian “đầu tư” cho từng nét vẽ, hình xăm và coi đó như một thú tiêu khiển. Hình xăm của họ đủ mọi hình dạng, ngày càng phong phú và mang tính thẩm mỹ cao. Ở mức độ nhất định, có thể coi họ là những người “có công” lưu giữ, trao truyền và phát triển nghệ thuật xăm hình.
Xăm hình nghệ thuật ở Nhật Bản thế kỷ XIX. Nguồn elleman.vn |
Không có nhiều tư liệu về các tai nạn rủi ro của thuật xăm hình thời gian này vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do đây là một việc dành cho những người thấp kém, nhưng có thể giả định số lượng không ít, và hậu quả của nó có thể không nhỏ. Hàng ngàn năm trường trung cổ và phong kiến, đã có không ít đại dịch lớn nhỏ xảy ra, liệu trong số đó có vụ nào mà tác nhân trực tiếp đến do xăm hình, hoặc do xăm hình thúc đẩy?
Dụng cụ xăm hình thời kỳ này cũng đa dạng, tinh xảo hơn, cho phép nghệ nhân thực hiện những hình xăm phức tạp. Ở các đô thị lớn châu Âu, đã có nghệ nhân sống được bằng nghề xăm hình; song vấn đề xăm hình an toàn vẫn chưa được đặt ra như một nhu cầu bức thiết.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động