Đề xuất hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng cho công nhân đang thuê trọ
Người lao động - 17/02/2022 11:36 DUY CHƯƠNG
Người lao động được đề xuất hỗ trợ hằng tháng 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng (Ảnh: CSAT) |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, trên cơ sở triển khai Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp được đề xuất hỗ trợ hằng tháng 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Điều kiện hỗ trợ là đang làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc vùng kinh tế trọng điểm khi đủ các yêu cầu như: ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động được giao kết và thực hiện trước ngày 1/1/2022; Đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Với người lao động quay trở lại thị trường lao động, mức hỗ trợ hằng tháng 1.000.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.
Điều kiện hỗ trợ với nhóm này là: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1//2022 đến ngày 30/6/2022. Đồng thời, đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Hồ sơ gồm đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động, doanh nghiệp tổng hợp và lập danh sách, công khai tại nơi làm việc trong thời gian tối thiểu 5 ngày. Sau đó, doanh nghiệp gửi danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tới cơ quan Bảo hiểm xã hội để xác nhận đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp gửi về UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, nhà máy sản xuất…chậm nhất ngày 31/7/2022.
Trường hợp trong danh sách đề nghị có người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động gửi kèm theo danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.
Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp huyện duyệt và trình cấp tỉnh, trong 2 ngày làm việc UBND cấp tỉnh xét và ký quyết định hỗ trợ và cập nhật kết quả vào hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động các tháng thứ 1, 2 năm 2022 thì doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo từng tháng. Nếu đề nghị hỗ trợ bước sang tháng thứ 3, thì UBND cấp tỉnh căn cứ hồ sơ đề nghị để phê duyệt và chi trả hỗ trợ cho người lao động 1 lần.
Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
Dự thảo cũng nêu rõ, nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đối với người lao động không có đề nghị, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng.
Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết! Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vừa đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sớm ban hành hướng dẫn ... |
Hà Tĩnh: 500 công nhân ngừng việc đã được giải đáp các kiến nghị và đi làm trở lại Sau sự việc công nhân ngừng làm việc trong chiều 15/2, Ban Giám đốc Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (Cụm công nghiệp Nam Hồng, ... |
Vươn lên trở thành một trong 10 công nhân có thu nhập cao nhất Từng đau khổ, cô đơn, thậm chí là tuyệt vọng khi gặp phải biến cố cuộc đời, Nguyễn Thị Mận (công nhân Chi nhánh TNG ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”