Để điện thoại trong túi quần làm tinh trùng yếu
Đời sống - 04/10/2019 08:36 Hoàng Lâm
Chuyên gia y tế khuyến cáo, đàn ông thường xuyên để điện thoại trong túi quần có thể ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng - Ảnh 24h. |
Cảnh báo từ các bác sỹ chuyên khoa
Theo bác sĩ Lương, nếu tinh hoàn chịu tác động của sóng, nhiệt có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. Đây là một trong những nguyên nhân gây giảm sút số lượng, chất lượng tinh trùng của nam giới và là lý do các nhà khoa học khuyến cáo không nên để điện thoại trong túi quần, để điện thoại cách xa người khi ngủ.
Trước đó, báo VnExpress cũng từng trích dẫn thông tin của Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khi cho biết: Thời gian qua, bệnh viện này tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đến khám, đa số là các cặp vợ chồng trẻ lấy nhau được vài năm nhưng không có con. Hiếm muộn ở nam giới chủ yếu là do chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo. Có trường hợp không có tinh trùng, hoặc có ít không thể thụ thai hoặc có nhiều nhưng tinh trùng dị dạng, di chuyển chậm... Bác sỹ Lợi cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới song chủ yếu là do cuộc sống hiện đại, con người chịu quá nhiều stress, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, ảnh hưởng của các thiết bị điện tử. Đặc biệt, điện thoại di động chính là tác nhân gây bệnh thầm lặng. Qua khảo sát, trao đổi, bác sỹ Lợi phát hiện, đa số cặp vợ chồng hiếm muộn đều sử dụng điện thoại nhiều lần trong ngày. Thậm chí có người còn duy trì thói quen để điện thoại trong túi quần hàng chục năm.
Trong những trường hợp đến bệnh Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, bác sỹ Lợi cho biết có một trường hợp sống Hà Nội. Hai vợ chồng này cưới nhau được hơn 2 năm nhưng chưa có con. Kết quả xét nghiệm người chồng bị tinh trùng yếu, chỉ có 5% tinh trùng bình thường. Khi xem xét tiền sử, các bác sĩ bệnh viện nhận thấy người chồng có công việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ điện và thói quen để điện thoại trong túi quần hơn chục năm. Vì thế, các bác sỹ đã khuyên người chồng đó thay đổi thói quen dùng điện thoại. Bất ngờ, sau hai tháng thực hiện lời khuyên của bác sỹ, chất lượng và số lượng tinh trùng của người chồng đã thay đổi (từ 5% lên 25%), tạo ra cơ hội thụ thai thành công hơn lúc ban đầu.
Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng cảnh báo rằng: Việc để điện thoại di động trong túi quần thực sự là điều cần báo động. Nó là kẻ thù vô hình gây ra hiện tượng loãng tinh trùng ở nam và suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Hầu hết đàn ông có thói quen để điện thoại trong túi quần mà không để ý tác hại do sóng điện từ gây ra có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng - Ảnh Báo mới.com |
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Thực tế, việc lo ngại ảnh hưởng của sóng điện thoại với vấn đề vô sinh được nhiều diễn đàn đề cập. Để tăng sức thuyết phục, đa số các bài báo đều thông tin về các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó có báo cáo của Đại học Newcastle (Úc). Trong báo cáo cáo này, các chuyên gia Úc đã tìm cách thu thập nhiều năm chứng cứ với hy vọng có thể xác định được mức độ ảnh hưởng lẫn nguyên nhân có thể trong trường hợp người dùng nam giới liên tục để điện thoại gần vùng kín. Sau khi phân tích một cách có hệ thống 27 cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học của Đại học Newcastle đã công bố kết luận “hành động đặt điện thoại gần vùng kín, trong một thời gian kéo dài, sẽ khiến số lượng tinh trùng giảm dần ở đối tượng”. Và trong số các báo cáo, nhiều nhóm thậm chí còn cho rằng tinh trùng nếu sống sót khỏi ảnh hưởng của bức xạ cũng có thể bị tổn hại về mặt ADN.
Bên cạnh báo cáo của Đại học Newcastle, một công trình nghiên cứu các nhà khoa học Israel cũng được đề cập tới nhiều trên diễn đàn báo chí. Trong công trình này, các nhà khoa học đã theo dõi 106 người đàn ông khám ở bệnh viện trong vòng một năm. Họ phát hiện những người nói chuyện điện thoại hơn một giờ mỗi ngày có chất lượng tinh trùng thấp hơn 2 lần so với người nói chuyện điện thoại ít hơn một giờ. Số liệu cho thấy 11% nam giới gặp vấn đề về tinh trùng, trong đó 47% để điện thoại trong bán kính 50 cm quanh khu vực vùng kín bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỷ lệ này cho thấy mối liên quan giữa việc giảm tỷ lệ sinh sản nam giới và điện thoại di động. Đây được coi là thủ phạm khiến 40% trường hợp gặp khó khăn trong việc sinh con.
Rất tiếc, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này. Đây là lý do thông tin “Sóng điện thoại ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của đàn ông” luôn xuất hiện hai luồng ý kiến: luồng ý kiến của các nhà khoa học (chủ yếu là bác sỹ), luồng lý kiến của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị di động.
Một số bao da đựng điện thoại có thể giúp đàn ông hạn chế tác hại của sóng điện từ, bảo vệ tinh trùng - Ảnh Mrfour. |
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội đã từng có nghiên cứu 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) ở 8 tỉnh, đại diện cho 8 vùng sinh thái. Kết quả xác định tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng là 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát 3,9% và vô sinh thứ phát 3,8%. Đáng báo động, có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh tuổi dưới 30…
Với tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng trong các cặp vợ chồng trẻ những năm gần đây, các bác sỹ đã liệt kê một số tác nhân xấu. Bên cạnh thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, sóng, bức xạ điện thoại chính là một trong ba yếu tố được điểm tên để cảnh báo.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc sử dụng điện thoại quá lâu, để điện thoại thường xuyên ở túi quần sẽ khiến cho tinh hoàn phải thường xuyên tiếp xúc với sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động. Sóng điện từ là sóng có tính chất đâm xuyên và khuếch tán dễ dàng trong các cấu trúc sinh học, khi đi sâu vào tinh hoàn chúng có tác dụng làm tăng sinh nhiệt, ngoài ra nó còn gây nhiều tác động lý sinh y học khác làm ảnh hưởng đến tinh trùng. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, nên tiếp xúc với điện thoại dưới 2 giờ mỗi ngày có thể giúp cho tinh trùng khỏe hơn. Bên cạnh đó, nam giới nên tránh việc để điện thoại ở túi quần, gần vùng kín. Hoặc có thể khắc phục bằng đeo bao bên ngoài thắt lưng… để hạn chế mức độ ảnh hưởng.
Thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn gây thương vong bắt nguồn từ việc người sử dụng điện thoại di động sạc pin ... |
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 2/10, khi anh Phạm Thế Tài (SN 2001, ở xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa ... |
Mùa thu này nhiều mẫu điện thoại tầm trung lên kệ, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều lựa cho người tiêu dùng là công nhân ... |
Điện thoại di động nhiễm virus có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, từ việc mất dữ liệu lưu trữ bên trong đến việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy