Bộ Xây dựng đề xuất nhiều quy định mới quản lý nhà chung cư
Đời sống - 24/08/2019 13:55 Ý Yên (T.H)
Các dự án chung cư đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam - Ảnh: Như Ý |
Các quy định mới gồm:
- Điều kiện để thành lập ban quản trị chỉ cần 50% cư dân đến ở, thay vì 75% như hiện hành. Bộ Xây dựng cũng đề xuất nêu cao vai trò của cấp phường, xã. Cụ thể, chính quyền sẽ đứng ra làm thay nếu chủ đầu tư chây ì.
- Từ 3 - 5 thành viên sẽ đứng tên đồng chủ sở hữu tài khoản quỹ bảo trì, tránh tình trạng chiếm dụng quỹ. Một số ý kiến còn cho rằng nên có thêm vai trò của chính quyền địa phương.
Đây là những giải pháp được kỳ vọng chấn chỉnh hoạt động sử dụng chung cư một cách hợp lý hơn.
Hiện nay có tới hơn 60% cư dân tại các chung cư vẫn còn nợ phí dịch vụ, tiền nước. Lý do khiến người dân không đồng tình với mức phí dịch vụ do chủ đầu tư đưa ra là công trình nhà có dấu hiệu xuống cấp: thấm, dột, tường nứt... Trong khi đó chủ đầu tư lại chậm trễ trong việc bảo trì, bảo dưỡng.
Thực trạng trên đang xảy ra ở tòa nhà CT2E, chung cư VOV Mễ Trì và nhiều chung cư khác đã từng được phóng viên Cuộc sống an toàn phản ánh.
Trường hợp khác, chung cư An Lạc sau một thời gian sử dụng, một số công trình đã xuống cấp nhưng người dân ngỡ ngàng khi chung cư không còn quỹ bảo trì để sửa chữa. Nguyên nhân do trong thời gian từ 2011 - 2013, Ban quản trị chung cư này đã chi hơn 1 tỷ đồng để bảo trì các hạng mục nhưng không lấy ý kiến cư dân.
Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã vào cuộc và kết luận, tất cả số tiền đã chi không có hóa đơn chứng từ và không có tiền lãi suất.
Và còn rất nhiều tranh chấp đang xảy ra ở các tòa chung cư, đặc biệt tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP. HCM, nơi có mật độ chung cư dày đặc.
Việc ban hành thông tư mới, với các quy định thiết thực đang rất cần thiết vào thời điểm này.
Dân bất ngờ được Chủ tịch quận mời xin ý kiến xử lý chủ đầu tư Bemes Mường Thanh |
Nứt tường, thấm dột, "nỗi ám ảnh” ở tòa nhà chung cư CT2E Mễ Trì |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”