Ẩm thực mùa lễ hội và nỗi lo vấn đề ngộ độc thực phẩm
Đời sống - 28/07/2019 06:11 Vương Huy - Lê Nhường
Kiểm tra an toàn thực phẩm trong mùa ẩm thực lễ hội |
Cùng với việc du xuân, các du khách đều có nhu cầu làm “ấm cái bụng” của mình trong mùa ẩm thực lễ hội. Tuy nhiên, lưu lượng người đi lại đông đúc, sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh kết hợp với tiết trời nồm ẩm vào mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Từ đó, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm là rất cao.
Ở hầu hết các điểm lễ hội lớn, du khách không khó để tìm những quán ăn nhanh, đồ chế biến sẵn. Một đăc điểm chung của các hàng quán này là đồ ăn bày bán trên những chiếc bàn nhựa nhỏ, không tủ đựng, không che đậy. Theo chúng tôi được biết, trước khi diễn ra lễ hội, chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đã có những phổ biến, quán triệt cho các đối tượng kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quán ăn nhỏ… về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Không chỉ những quán ăn dọc đường hành hương của du khách tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm mà các của hàng lớn cũng khiến các khách thập phương lo lắng.
Ảnh minh hoạ |
Ngày 14/02/2019, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của TP Hà Nội do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Đoàn đã kiểm tra 3 nhà hàng, phát hiện nhiều vi phạm ATVSTP. Cả 3 nhà hàng đều bảo quản thực phẩm không đúng quy định, 2/3 nhà hàng vệ sinh bát ăn không đạt yêu cầu, 2/3 nhà hàng chưa xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Ông Trần Văn Chung đã yêu cầu lập biên bản xử lý vi phạm nhà hàng Doanh Hạnh và nhà hàng Năm Thành (khu vực chùa Hương). Tại thời điểm kiểm tra, chủ 2 nhà hàng này đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc thực phẩm. Ngay lối vào 2 nhà hàng này, thực phẩm sống, chín để lẫn lộn trên bàn không được che đậy, bảo quản. Khu vực rửa bát của 2 nhà hàng cũng tạm bợ, bát rửa xong được đặt ngay xuống đất. Riêng tại nhà hàng Doanh Hạnh, qua xét nghiệm nhanh, 10 mẫu bát có 9 bát rửa không sạch. Còn tại nhà hàng Năm Thành, tủ đựng túi đá viên dùng để chung cả thực phẩm sống. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu hủy bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ ngộ độc hàng loạt. Liên quan quan đến công tác bảo đảm ATTP trong mùa lễ hội Xuân 2019, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, vừa yêu cầu Ban Quản lý ATTP các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn; bảo đảm ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ nhân dân, du khách; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đoàn kiểm tra của TP. Hà Nội kiểm tra các cửa hàng ăn uống tại Chùa Hương.
Vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ hết nóng. Mặc dù đã có những quy định pháp luật về việc bảo đảm ATTP trong quá trình kinh doanh nhưng các chủ nhà hàng ăn uống, các quán hàng nhỏ bất chấp hoặc coi thường tính mạng và sức khỏe của thực khách và người tiêu dùng vẫn bày bán thức ăn không hề có sự che đậy hay bảo quản. Người dân tham gia lễ hội, khi có nhu cầu ăn uống cần tìm đến những hàng quán được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP của các cơ quan chức năng; những hàng quán có không gian sạch sẽ, vệ sinh; tránh sử dụng những món ăn không có dụng cụ che đậy, bảo quản, bị ruồi muỗi bu bám; không ăn những món ăn sống, tái có nguồn gốc từ động vật như tiết canh, gỏi cá…; không sử dụng thực phẩm có mùi lạ. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Chúng ta khi đến các lễ hội đều mong muốn có một năm mới an lành, hạnh phúc, đủ đầy. Vì vậy, tự trang bị những kiến thức về ATVSTP là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình, cho những chuyến du xuân được như ý, trọn vẹn./.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.