Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại của công dân: Còn nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ
Người lao động - 16/03/2022 11:20 ĐẶNG QUANG LINH - Chủ tịch Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Trị
Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ. Nguồn: lapphap.vn |
Về công tác tiếp công dân
Công tác tiếp công dân, lịch tiếp công dân của các cấp chính quyền ngày càng đi vào nề nếp, đã giải quyết được một số vụ việc, giảm bức xúc của công dân… Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Về nhận thức pháp luật của công dân: Do không nắm được thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước, nên đa số các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đều vượt cấp, dẫn đến tại các buổi tiếp công dân cấp tỉnh đều phải chuyển cấp dưới giải quyết. Nhiều vụ việc đã giải quyết xong bằng con đường hành chính, tố tụng dân sự, hành chính… vẫn tiếp tục khiếu kiện. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm nhưng không biết tự bảo vệ hoặc nhờ tổ chức tư vấn bảo vệ… dẫn đến hết thời hiệu giải quyết.
Đối với cơ quan hành chính Nhà nước và tổ chức, người có nhiệm vụ tiếp công dân: Tại cấp xã chưa thường xuyên, do số lượng công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo ít, phần lớn họ đến Ban tiếp công dân huyện, tỉnh hoặc Trung ương. Lý do, công dân cho rằng cấp xã không giải quyết được và không khách quan do quan hệ huyết thống, họ tộc… Công tác phân loại đơn thư, xác định thẩm quyền giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo còn yếu, nhất là loại đơn thư có nhiều nội dung gồm cả khiếu nại, tố cáo và kiến nghị… dẫn đến chuyển đơn không đúng thẩm quyền giải quyết, gây khó khăn cho công tác giải quyết và mất thời gian của công dân. Luật Tiếp công dân quy định, việc tiếp dân là nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền, nhưng thực tế rất ít người đứng đầu tiếp công dân, chủ yếu ủy quyền cho cấp phó và Chánh Thanh tra. Số vụ việc giải quyết tại chỗ có kết quả rất hiếm, do các vụ việc kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đều cần phải thẩm tra, xác minh mới giải quyết được và phần lớn không đúng thẩm quyền.
Đa số các kiến nghị, phản ánh của công dân khi được chỉ đạo của lãnh đạo UBND cấp tỉnh đều không được giải quyết đúng hạn. Tình trạng có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh nhưng các cơ quan chuyên môn, UBND cấp dưới không chấp hành hoặc chấp hành chiếu lệ, nhiều trường hợp UBND tỉnh chỉ đạo nhiều lần vẫn không chấp hành diễn ra không ít. Kỷ cương hành chính một số nơi thiếu nghiêm minh, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức bị buông lỏng, chưa có chế tài xử lý. Vẫn còn tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, không ai theo dõi vụ việc, không nắm chắc tình hình giải quyết từng vụ việc; không tham mưu lãnh đạo cấp trên xử lý cán bộ, công chức cấp dưới vi phạm kỷ luật hành chính.
Buổi tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Hội đồng Nhân dân phường Phúc Đồng (Long Biên, TP. Hà Nội). Ảnh: Thùy Dung. |
Về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước
Một số cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa nắm rõ luật và các văn bản dưới luật, dẫn đến công tác tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo sai pháp luật. Phổ biến là: Vi phạm thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện đúng các quy trình, thủ tục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, dẫn đến khi công dân khởi kiện thì nhiều quyết định hành chính bị hủy, buộc giải quyết lại, mất thời gian của Nhà nước và công dân. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không tổ chức đối thoại mà cử cấp phó hoặc cơ quan chuyên môn đối thoại với người khiếu nại (từ năm 2021, theo Nghị định số 124/2020/NĐCP, khi giải quyết khiếu nại lần 2, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó và thủ trưởng cơ quan chuyên môn đối thoại với người khiếu nại). Vi phạm thể thức văn bản theo quy định của Thanh tra Chính phủ về mẫu các văn bản trong giải quyết khiếu nại. Tình trạng không phân biệt thế nào là quyết định hành chính bị khiếu nại khá phổ biến, nhiều cơ quan tùy tiện không thụ lý khiếu nại văn bản hành chính do mình ban hành…
Chất lượng giải quyết khiếu nại không cao, việc xác minh, rà soát, áp dụng pháp luật còn biểu hiện thiên vị, không bảo vệ quyền lợi của công dân. Có biểu hiện bao che sai phạm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức dẫn đến giải quyết khiếu nại không chính xác, gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tình trạng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bức xúc của người dân, doanh nghiệp còn khá phổ biến.
Một số trường hợp phát hiện ra sai phạm trong ban hành quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại nhưng không chịu sửa, khắc phục, nại ra lý do “hết thời hiệu” vi phạm nguyên tắc khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Cán bộ Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đọc Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án để xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: Thanh Mai. |
Án hành chính và khó khăn của công dân trong việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật
Đối tượng bị khởi kiện (cơ quan Nhà nước) không tích cực trong tham gia tố tụng, họ thường xuyên vắng mặt trong các phiên đối thoại, tiếp cận công khai chứng cứ và xét xử dẫn đến việc giải quyết của Tòa án Nhân dân (TAND) khó khăn. Do quy định tại Khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính có quy định về người đại diện: “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đại diện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện”; vì vậy, ít khi chủ tịch UBND tham gia tố tụng nên TAND không thể tiến hành đối thoại và mất rất nhiều thời gian mới tiến hành xét xử vắng mặt được, gây bức xúc đối với người khởi kiện, vì nguyện vọng của họ là gặp gỡ, đối thoại với người ban hành quyết định hành chính, có hành vi hành chính liên quan đến mình.
Việc xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ án hành chính cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thường kéo dài do cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp vừa là đơn vị tham mưu ban hành quyết định hành chính, vừa là đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa án nên việc thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là trong các vụ việc có nhiều khả năng buộc thực hiện theo yêu cầu người khởi kiện.
Về phía cơ quan tòa án thì xét xử các vụ án hành chính là lĩnh vực mới đối với nhiều thẩm phán và hội thẩm Nhân dân, đòi hỏi không chỉ có kiến thức về pháp luật mà còn cần kiến thức quản lý hành chính Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực mà Toà án có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, cần phải có đội ngũ thẩm phán, hội thẩm Nhân dân có kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết loại việc này.
Chuyên gia Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh tư vấn pháp luật cho công nhân Công ty TNHH Fuji Impulse. Ảnh: H. Đào. |
Sau khi khởi kiện và thắng kiện trong vụ án hành chính, tổ chức và cá nhân còn gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu thi hành án, cụ thể:
1. Cơ quan thi hành án dân sự được giao nhiệm vụ đôn đốc thi hành án hành chính chứ không chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án hành chính. Bên cạnh đó, do “ngại” thi hành án, cơ quan hành chính Nhà nước vì vướng mắc trong quan hệ làm việc nên chuyện yêu cầu, đề nghị xử lý thi hành án ít khi xảy ra, có chăng là văn bản yêu cầu tự nguyện thi hành án, ít hoặc chưa có trường hợp ra quyết định xử lý trách nhiệm do chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án. Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, tuy nhiên, chưa có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính vì không thi hành án hành chính.
2. Tình trạng không chấp hành nghiêm bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính, nhất là việc giao, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khởi kiện khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước, gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài.
Cơ quan hành chính Nhà nước do thua kiện nên nại ra nhiều cách để tránh thi hành án, không quan tâm nội dung phần nhận định trong bản án, chỉ căn cứ phần quyết định của bản án, nhưng phần quyết định của bản án hành chính thì ít khi “buộc” cơ quan hành chính Nhà nước phải làm gì, chỉ hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính. Vì vậy, mặc dù thắng kiện nhưng để giành lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì tổ chức, cá nhân còn gian nan, nhiều trường hợp lại phải khởi kiện đi, khởi kiện lại vụ án hành chính khác.
3. Những tranh chấp dân sự có yêu cầu khởi kiện tuyên hủy quyết định hành chính nhưng hiện tại nhiều bản án dân sự có phần quyết định hành chính tòa án tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nhưng không được theo dõi, tổ chức thi hành, vì không thuộc trường hợp cơ quan thi hành án dân sự phải phân công chấp hành viên thực hiện việc theo dõi thi hành án hành chính và ra văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án, theo quy định tại Khoản 2, Điều 14, Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
4. Một số trường hợp việc thi hành án hành chính chậm trễ hoặc không thể thi hành do nội dung bản án chưa phù hợp với thực tế, sai sót, chưa rõ và khóa thi hành cần phải đề nghị giải thích, sửa đổi, bổ sung.
Thực hiện Nghị quyết số 20 của Đảng: 5 bài học kinh nghiệm qua 14 năm triển khai Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ... |
Giải quyết vấn đề di cư lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Thời gian qua, tình trạng di cư lao động (DCLĐ) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng diễn biến phức tạp, có ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0 Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động