TP.HCM: Người dân nô nức đi chùa cầu may trong ngày mùng Một Tết Canh Tý
Người lao động - 25/01/2020 17:05 Dương Thùy
Chùa Ngọc Hoàng còn có tên là chùa Phước Hải. Ảnh Thùy Dương |
Có mặt tại chùa Ngọc Hoàng vào trưa ngày mùng Một Tết, nơi đây rất đông người đến lễ. Cổng chùa chật kín người đi lại phải xếp hàng để đi vào. Trong khuôn viên chùa khói hương nghi ngút, trầm lặng và linh thiêng. Ai ai khi đến đây đều mang một tâm thế nghiêm túc, thành kính cầu mong một năm mới an lành.
Xưa nay được biết đến là chốn linh thiêng bậc nhất của Tp. Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Phước Hải Tự, ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Người đân đi chùa viết sớ cầu bình an cho gia đình. Ảnh Thùy Dương |
Đầu năm mọi người đến đây cầu may mắn, cầu bình an, có người cầu con cái lại có người cầu tình duyên. Với quan niệm của ông cha ta từ xa xưa đến nay, mùng Một đi chùa, xin lộc sẽ mang lại may mắn cho cả năm, làm ăn phát đạt, gia đình an khang.
Chị Huỳnh Bích Tư, lao động tự do trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ rằng năm nào chị cùng gia đình cũng đi chùa Ngọc Hoàng để cầu an, ngôi chùa rất linh thiền, chỉ cần thành tâm là sẽ được như ý nguyện. Đây không chỉ là đi chùa cầu may mà còn là cách du xuân rất thanh nhã và lịch sự.
"Sáng tôi dậy từ sớm, chuẩn bị đồ lễ cúng đầu năm, rồi hối các con cùng chồng chuẩn bị tươm tất để đi lễ chùa đầu năm, xin lộc may mắn. Đây là thời gian để các thành viên trong gia đình được làm việc, thư giãn cùng nhau. Đi chùa là một việc làm không thể thiếu của gia đình tôi", chị Tư cho biết.
Ngay trước sân của chính điện người dân làm lễ cầu may mắn. Ảnh Thùy Dương |
Đi chùa, không chỉ có người cao tuổi, trung niên mà ngay cả các bạn trẻ đi chùa cũng rất đông. Chị Hạnh nhân viên ngân hàng vui vẻ, phấn khởi đi chùa đầu năm với bạn thân.
"Sáng mùng một năm nay tôi có hẹn với bạn thân cùng nhau đi chùa cầu bình an và tình duyên. Năm vừa rồi tình duyên của tôi lận đận quá, nên sang năm mới tôi mong sẽ tìm được người yêu hợp ý mình.Ngoài ra tôi cũng cầu sức khỏe cho bố mẹ và bình an cho tôi và gia đình", chị Hạnh chia sẻ.
Mùng 1 Tét đi chùa từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Với quan niệm đầu năm mới đi chùa xin lộc cầu may sẽ mang lại sự bình an, thịnh vượng cho mọi người đầu năm. Một năm mới nữa lại về, mọi người đón Tết bên gia đình, cùng nhau đi chùa, đi chúc Tết sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao của văn hóa Tết.
Dưới đây là ghi nhận của PV Cuộc sống an toàn khi mọi người đi chùa đầu năm:
Chùa Ngọc Hoàng ngày mùng 1 Tết rất đông người dân đến cầu may. Ảnh:Thùy Dương |
Từng đoàn người nườm nượp tiến vào chính điện Ngọc Hoàng. Ảnh: Thùy Dương |
Hồ cá trước điện chính là điểm thu hút trẻ con đến xem và nghỉ chân. Ảnh: Thùy Dương |
Mặc dù thời tiết TP. Hồ Chí Minh trên 30 độ, khá nắng nóng nhưng người đi chùa đầu năm vẫn rất đông. Ảnh Thùy Dương |
Hầu hết, ai đã đến đây đều cầu bình an cho người thân trong gia đình. Ảnh Thùy Dương |
Chùa Ngọc Hoàng mặc dù đông phật tử đến ngày đầu năm nhưng không hề xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Ảnh Thùy Dương |
Chùa Ngọc Hoàng là một nơi linh thiêng bậc nhất nên nhiều người đến cầu may, cầu bình an và xin lộc. Ảnh Thùy Dương |
Đến giờ này thì ai ai cũng biết về Corona đã có mặt tại Việt Nam. Đây là loại virus lạ hiện đang gây xôn ... |
Tối 24/1 (tức 30 Tết), đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã tới động viên thăm hỏi ... |
Tết sum vầy bên gia đình, mẹ cha và những người thân yêu ruột thịt là mong ước của nhiều người con làm ăn xa ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”