Tổ chức Công đoàn vận động công nhân lao động tránh xa tín dụng đen
Người lao động - 28/07/2019 20:24 Ngọc An - Minh Hùng
Ảnh minh họa: CafeLand |
Từ tình trạng nhức nhối
Tình trạng tín dụng đen thời gian gần đây nổi lên như là một vấn nạn xã hội lớn. Nó xuất hiện khắp nơi, len lỏi vào mọi ngõ ngách, nhất là ở các thành phố lớn, các địa phương phát triển; đặc biệt nhức nhối ở những địa bàn đông CNLĐ và sinh viên. Khắp nơi, từ trên những tuyến đường lớn, phố to đến hẻm sâu, ngõ xóm, tín dụng đen quảng cáo rao vặt công khai với cái những cái tên gọi là hỗ trợ tài chính, vay nhanh, trả gọn, cầm đồ, bát họ...
Một trong những nhóm đối tượng “ưa thích” mà tín dụng đen hướng tới là CNLĐ, nhất là ở các KCN, KCX. Nhân viên của các cơ sở tín dụng đen tìm đủ cách tiếp cận CNLĐ, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn. Ở không ít doanh nghiệp như Công ty Pouyuen Việt Nam có đến 20% công nhân trong một phân xưởng tìm đến các hình thức cho vay tín dụng đen.
Dù các cấp công đoàn tuyên truyền, chia sẻ nhiều về vấn đề này nhưng khi rơi vào khó khăn đột xuất như con cái ốm đau, cần tiền cho con ăn học, đến ngày phải trả tiền thuê nhà hay về quê giải quyết việc riêng vẫn phải chấp nhận vay dù biết rằng lãi suất rất cao, hầu hết đều trên dưới 200%/năm, lãi mẹ đẻ lãi con, người công nhân vốn đã khó khăn nay lại khốn khó bởi nợ nần chồng chất, nhiều công nhân phải bỏ việc, chuyển nhà đi nơi khác hoặc không dám đến nơi làm việc do bị đòi nợ.
Không ít người bị hăm dọa, đánh đập, bắt giữ, có những gia đình tan nát vì tín dụng đen. Bản thân các cơ sở tín dụng đen do tranh giành ảnh hưởng thị phần nên đã xảy ra nhiều vụ ẩu đả thanh toán. Tín dụng đen cũng là mảnh đất dung dưỡng những đối tượng tiền án, tiền sự nay tiếp tục dấn thân vào con đường tội phạm.
Đến nóng bỏng nghị trường
Tại phiên thảo luận tại nghị trường của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định, tín dụng đen đang bủa vây công nhân và sinh viên, đang công khai thách thức với chính quyền, gây bất an cho xã hội. Rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở.
Theo đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận), từ Bắc vào Nam, từ Tây Nguyên xuống đồng bằng sông Cửu Long ở đâu cũng có tờ rơi quảng cáo cho vay không cần thế chấp với lãi suất 20-30%, thậm chí 40% tháng được cho phép đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài chính, đối tượng thu hồi vốn và lãi hàng ngày, thỏa thuận lãi suất bằng miệng, không ghi vào giấy tờ hoặc biến tướng các khoản vay lớn bằng cách cho vay tiền mặt, nhưng ghi trong giấy tờ là thuê lại tài sản của chính mình, nhà, xe để đối phó với những quy định của pháp luật.
Và quyết tâm vào cuộc, quyết liệt hành động
Trước tình hình nóng bỏng của vấn nạn tín dụng đen, thời gian qua, nhiều cấp, ngành, đơn vị liên quan đã chủ động vào cuộc nhằm sớm “giải cứu” CNLĐ, bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự. Cả hệ thống chính trị đã thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tín dụng đen.
Một trong những lực lượng chủ lực được xác định chính là các cấp công đoàn. Tổng LĐLĐ Việt Nam khẩn trương chỉ đạo các cấp công đoàn cả nước nắm chắc tình hình tín dụng đen trong CNLĐ; kịp thời thông tin, tuyên truyền giúp CNLĐ hiểu rõ về phương thức, thủ đoạn, tác hại của tín dụng đen để biết, cảnh giác và tố giác; ngăn ngừa tín dụng đen làm ảnh hưởng đến việc làm, cuộc sống của CNLĐ.
Các cấp công đoàn đã sử dụng nhiều hình thức, phương tiện để chủ động thông tin, tuyên truyền đến đoàn viên, CNLĐ. Các cơ quan báo chí của công đoàn từ Trung ương đến địa phương; cổng thông tin, trang thông tin điện tử, các trang, tài khoản facebook của công đoàn các cấp, của cán bộ công đoàn cung cấp, cập nhật, chia sẻ nhiều thông tin để đấu tranh, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tín dụng đen.
Chìa khóa giải quyết tận gốc
Tuy cuộc chiến chống tín dụng đen đang thu được những kết quả bước đầu đáng biểu dương nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề không phải điều dễ dàng. Trên thực tế, tín dụng đen đã tồn tại khá lâu, thời gian qua bùng phát tại các KCN, KCX là có những căn nguyên mà nếu không giải quyết thích đáng sẽ khó đẩy lùi vấn đề này. Nhiều căn nguyên được đưa ra, trong đó quan trọng nhất là do thu nhập của công nhân chưa đảm bảo mức sống tối thiểu, điều kiện sống và làm việc khó khăn, ít có cơ hội tiếp cận vốn…
Từ đó, có thể thấy, chừng nào vẫn còn nhu cầu của CNLĐ nói riêng, những người yếu thế nói chung, về vốn cho sinh hoạt, sản xuất… thì nguy cơ về tín dụng đen vẫn hiện hữu. Các giải pháp đấu tranh, phòng chống của hệ thống chính trị; tuyên truyền, giáo dục cho công nhân chỉ có thể hạn chế, khắc phục, mang tính điều kiện cần. Còn gốc rễ là nâng cao đời sống, mức thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hợp pháp đóng vai trò là điều kiện đủ.
Nhận diện được điều này, thời gian qua, các cấp công đoàn trong cả nước đã quan tâm thực hiện hiệu quả chương trình phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ, trong đó tập trung chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CNLĐ như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở… có chính sách hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức sinh hoạt, hướng dẫn CNLĐ sử dụng tài chính của bản thân hiệu quả nhất. Song song với đó là chủ động báo với cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng cùng cấp để có những biện pháp hiệu quả ngăn chặn triệt để nạn tín dụng đen.
Trong thực tiễn cuộc chiến với tín dụng đen, nhiều mô hình, cách làm hay đã xuất hiện, tiêu biểu như: CEP là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận được LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh sáng lập, cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho đối tượng là CNLĐ, gồm: Tín dụng tăng thu nhập nhằm hỗ trợ khoản vay để tạo việc làm, mở rộng các hoạt động tăng thu nhập cho CNLĐ và hộ gia đình CNLĐ; tín dụng khẩn cấp nhằm hỗ trợ khoản vay nhỏ trong ngắn hạn để CNLĐ trang trải các chi phí đột xuất trong gia đình do bệnh tật, tai nạn, ma chay, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tín dụng cải thiện nhà ở; tín dụng học nghề; tiết kiệm đoàn viên; tiết kiệm có kỳ hạn và dịch vụ phát triển cộng đồng với nhiều chương trình hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
CNLĐ có nhu cầu vay chỉ việc đăng ký với CĐCS, các chi nhánh CEP sẽ cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tận tay CNLĐ tại nơi làm việc. Lãi suất cho vay tùy từng sản phẩm và được tính theo dư nợ ban đầu, từ 0,5%/tháng đến 0,65%/tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, CEP đang phối hợp với các CĐCS phục vụ cho 103.680 đoàn viên, CNLĐ tại 4.021 cơ quan, doanh nghiệp. Số CNLĐ tại các KCX-KCN là 29.452 người, trong đó, tại TP HCM, CEP đang phục vụ cho 15.940 CNLĐ đang làm việc tại 134 doanh nghiệp thuộc KCN, KCX. Trong năm 2019 và trong những năm tiếp theo, CEP sẽ tiếp tục mở rộng phục vụ cho đoàn viên công đoàn, CNLĐ, trong đó tập trung vào đối tượng CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, KCX.
Còn nhiều mô hình hay, như: “Quỹ tương trợ nội bộ” của Nhà máy Thuốc lá Khánh Hội - Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn cho CNLĐ vay tối đa 3 triệu đồng/lần không lấy lãi và trả dần vào lương cuối tháng. “Quỹ tương trợ nội bộ” của Công đoàn Công ty CP Dệt lưới Sài Gòn - Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho vay từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/lần và mỗi tháng chỉ trả từ 250.000 - 500.000 đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, quỹ đã cho 245 CNLĐ vay không lãi với số tiền 186 triệu đồng.
“Quỹ tương trợ nội bộ” của Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie - Tổng Công Nông nghiệp Sài Gòn, năm 2018, đã có 49 lao động vay 380 triệu đồng. Quỹ "Người Sài Gòn 3" của Công đoàn Công ty CP May Sài Gòn 3 (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) thành lập được xem là một điểm sáng trong hoạt động tương trợ công nhân khó khăn.
“Vòng tay yêu thương 1000 đồng”, “Vòng tay nhân ái”… là tên gọi của nguồn quỹ được nhiều CĐCS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện nhằm phát động và kết nối tinh thần tương thân, tương ái trong đoàn viên, NLĐ. Quỹ “Vòng tay yêu thương 1.000 đồng” của Công ty Teawang Vina do chính CNLĐ hàng tháng đóng góp 1.000/người/tháng và doanh nghiệp cấp một khoản tín dụng cho công đoàn để cho công nhân vay hỗ trợ khó khăn, khoản vay ko tính lãi suất, vay 10 tháng không phải trả lãi.
Quỹ “Phúc lợi cho NLĐ” của Công đoàn Công ty CP Quốc tế Pancera (huyện Long Thành) được gây dựng và phát triển bằng cách, hằng tháng trích từ lợi nhuận của Công ty số tiền 4.000 đồng/người. Nhiều năm nay, nhờ nguồn quỹ này, CĐCS đã kịp thời giúp đỡ những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang trình một đề án hỗ trợ kinh phí từ chính quyền, từ các mạnh thường quân để hình thành một quỹ riêng thành cho công nhân.
Ghi nhận tại nơi thực hiện các mô hình trên cho thấy tín dụng đen khó có khả năng vào được khi CNLĐ đã có những nguồn vay vừa hợp pháp, vừa mang tính nhân văn từ cách tính lãi, cách thức trả và những hỗ trợ quý giá.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, thành công của các mô hình bước đầu đã rõ nhưng chưa đươc nhân rộng vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, bên cạnh việc đấu tranh chống tín dụng đen mạnh mẽ như hiện nay, để phòng và góp phần nâng cao đời sống CNLĐ, còn có nhiều việc phải làm.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.