Suối chết vì khai thác quặng thiếc, 2.000 hộ dân phải dùng nguồn nước nhiễm asen
Đời sống - 08/09/2019 06:00 Duy Ngợi
Suối Nậm Huống thành dòng suối chết vì hoạt động khai thác quặng thiếc ở thượng nguồn - Ảnh: Tuệ Minh |
Những dòng suối... chết
Ông Quang Cảnh Duy, cán bộ môi trường, địa chính xã Châu Cường (Quỳ Hợp) cho biết, tuy các mỏ thiếc nằm trên thượng nguồn suối Nậm Huống, cách xã này trên 10 km nhưng có những thời điểm, khi các mỏ hoạt động hết công suất, nước thải chảy xuống đỏ quạch, đặc quánh. Nguồn nước ô nhiễm gần như không thể sử dụng được cho việc gì, ngay cả tưới ruộng.
Bên dòng Nậm Huống, người dân xã Châu Quang (nằm phía dưới xã Châu Cường) cũng là nạn nhân của hoạt động khai thác quặng thiếc. Hai con suối Nậm Tôn và Nậm Huống chảy qua địa bàn, cung cấp nước cho 20 bản của xã từ khi hoạt động khai khoáng bắt đầu rầm rộ đều biến thành suối “chết”.
Có những thời điểm, nước suối Nậm Tôn đỏ và đặc đến mức người dân gọi những bản nằm dọc con suối này là “bản nước đỏ”. Chính quyền địa phương từng ghi nhận hiện tượng trâu bò chết sau khi uống nước suối Nậm Tôn. Ông Võ Xuân Thanh, một người dân xã Châu Quang cho biết, trước đây hai con suối này rất nhiều tôm cá nhưng nay rất ít, thậm chí có thời điểm đã “sạch bóng” cá tôm.
Chỉ tay xuống cánh đồng nằm bên suối Nậm Huống của người dân bản Nhọi (xã Châu Cường), ông Quang Cảnh Duy cho biết, năm 2018, cơn bão số 4 gây mưa lớn, nước từ trên nguồn tràn về, kéo theo bùn của các mỏ khai thác thiếc, phủ lên các cánh đồng một lớp khá dày. “Phù sa về, lẽ ra người dân vui mừng vì đất sẽ màu mỡ hơn, nhưng ở đây thì ngược lại. Bùn tràn vào ruộng lúa thì lúa không lên được, tràn vào ruộng ngô thì ngô trồng lên đó bị thối rễ”, ông Duy nói.
Theo ông Duy, 75/210 ha đất trồng lúa và ngô dọc theo suối Nậm Huống của xã Châu Cường đã có dấu hiệu hoang hóa, những diện tích bị ngập sâu, bùn lũ phủ nhiều thì lúa và hoa màu không sống được. “Năng suất lúa năm ngoái đã giảm 50% so với trước khi các mỏ khai thác chưa hoạt động dù người dân sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng và thời tiết thuận lợi. Xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, lên tỉnh nhưng vẫn chưa có hồi âm. Dân ở đây chủ yếu sống bằng cấy cày, giờ đất đai thế này thì không biết lấy gì mà sống”, ông Duy nói.
Hơn 2.000 hộ phải dùng nước nhiễm asen
Dòng suối Nậm Huống ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì khai thác quặng thiếc ở thường nguồn - Ảnh: Tuệ Minh |
Hiện nay, thượng nguồn sông Nậm Huống (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) có 3 mỏ quặng thiếc đang khai thác, trong đó có mỏ đã khai thác đến 15 năm. Quá trình khai thác, chế biến làm giàu quặng thiếc đã phát sinh các kim loại nặng như Asen, Crom…
Những kim loại nặng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, về lâu về dài sẽ nguy cơ gây bệnh ung thư. Sau đó, các kim loại nặng hòa tan vào dòng nước của suối Nậm Huống.
Được biết, hiện nay, trên địa bàn thị trấn Quỳ Hợp có khoảng 2.300 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ Trạm cấp nước Quỳ Hợp. Điều đáng nói, nguồn nước thô đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp được lấy từ thượng nguồn suối Nậm Huống.
Tác động bởi cơn bão số 3, số 4 những ngày qua trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thường xuyên có mưa lớn. Với nhiều người dân ở địa phương này, sau đợt nắng hạn kéo dài, những trận mưa đem lại nhiều lợi ích cho các loại cây trồng và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, với các cư dân thị trấn Quỳ Hợp thì ngược lại, vì mưa lớn sẽ có tác động xấu đối với nguồn nước thô mà trạm cấp nước đang khai thác sản xuất nước sinh hoạt.
Văn bản của Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An khẳng định nguồn nước đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân bị nhiễm Asen vượt ngưỡng quy định - Ảnh: Tuệ Minh |
Đứng bên dòng Nậm Huống nước chảy xiết một màu nâu vàng, quánh đặc bùn đất, một cán bộ thị trấn Quỳ Hợp phàn nàn: Năm nay, ngay cả khi nắng hạn mà kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước suối Nậm Huống chảy về sông Dinh, nơi Trạm Cấp nước Quỳ Hợp khai thác sản xuất nước sinh hoạt vẫn nhiễm kim loại nặng. Giờ mưa lũ liên tục thế này thì chỉ thêm lo, bao nhiêu thứ độc hại ở các mỏ quặng thiếc ở Châu Thành, Châu Hồng lại dồn xuống… và người dân phải lãnh đủ.
Theo kết luận mới nhất (17/7/2019) của Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An thì nguồn nước thô đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp có thông số TSS, Asen và Crom vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt có một thông số kim loại nặng là Asen vượt 1,3 lần so với quy chuẩn QCVN08MT:2015/BTNMTG cột A2…
Trong văn bản đề nghị di dời vị trí lấy nước đầu vào Trạm cấp nước Quỳ Hợp của UBND huyện Quỳ Hợp ngày 7/8/2019 có đưa ra kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Công ty CP cấp nước Nghệ An di dời cửa lấy nước đầu vào. Cụ thể, UBND huyện Quỳ Hợp kiến nghị thay nguồn nước đầu vào từ suối Nậm Huống sang lấy nguồn nước tại vị trí hạ nguồn dòng suối Nậm Choọng chảy từ các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Thái, (thượng nguồn không có khai thác, chế biến quặng thiếc). Vị trí này đã được UBND huyện, Sở TN&MT và các Sở, ngành liên quan xác định.
Tuy nhiên, từ đó đến nay kiến nghị của địa phương vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó, nhiều hộ dân sống trên địa bàn thị trấn Quỳ Hợp đã phải chuyển sang sử dụng nước mưa, bỏ kinh phí khoan giếng, hoặc mua các thiết bị để lọc lại nước máy.
Có thể khẳng định, mọi lợi nhuận từ khai thác, chế biến khoáng sản đương nhiên doanh nghiệp hưởng nhưng hàng loạt những hệ lụy, nhất là về vấn đề môi trường thì người dân địa phương lại phải gồng gánh. Và, không biết đến khi nào người dân mới thoát khỏi cảnh “quýt làm, cam chịu”?
Sau 3 lần gia hạn, bổ sung với số vốn bị đội lên hơn chục tỷ đồng nhưng dự án nhà máy nước Quỳnh Thọ ... |
Gần 8 năm triển khai, công trình nhà máy nước với kỳ vọng phục vụ cho gần 1.400 hộ dân vùng đất bị nhiễm mặn ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”