Sở đề nghị dừng quyết định, VMEP đi trước một bước “ép” công nhân ký
Người lao động - 23/11/2019 19:15 Trường Hùng
Công nhân tập trung trước cổng VMEP phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng |
Tuy nhiên, đi trước một bước, ngày 18/11, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) đã ra thông báo số 200/TB/2019/VMEP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ của công ty và chế độ bảo hiểm xã hội đối với 149 người lao động bị chấm dứt Hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ. Theo đó, từ ngày 18/11 đến ngày 22/11, nếu công nhân nào đồng ký quyết định thì ngoài những hỗ trợ được chi trả theo Điều 49 của Bộ luật Lao động thì sẽ được công ty hỗ trợ thêm 4 tháng tiền lương đối với công nhân có thâm niên làm việc trên 20 năm, 3 tháng tiền lương đối với công nhân có thâm niên làm việc dưới 20 năm.
Ngoài ra, đối với 3 công nhân cao tuổi, có thâm niên làm việc trên 20 năm sẽ được VMEP hỗ trợ 15.000.000 đồng/người; trường hợp một cặp vợ chồng cùng bị chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ 13.000.000 đồng/người.
“Thời hạn người lao động gửi văn bản cam kết về Công ty là ngày 22/11/2019. Sau thời hạn nêu trên Công ty sẽ kết thúc thực hiện việc hỗ trợ cho người lao động”, VMEP thông báo. Cùng ngày văn bản trên hết hiệu lực, Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội có ra văn bản số 3821/LĐTBXH-TTr về việc kiến nghị, phản ánh của người lao động tại Chi nhánh Nhà máy Công ty VMEP: “Hiện Sở đang chờ hướng dẫn của Bộ và trả lời của các cơ quan quản nước để có cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc; Ngày 22/11, Sở đã thành lập Tổ Liên ngành xác minh đơn của người lao động”.
Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội ra văn bản đề nghị VMEP dừng quyết định chấm dứt hợp đồng |
Do đó, Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội đề nghị VMEP – Chi nhánh Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP tạm dừng việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với 149 lao động theo thông báo đã ban hành. Việc sắp xếp lao động, chấm dứt quan hệ lao động của VMEP chỉ thực hiện sau khi có văn bản trả lời của Bộ LĐ-TB&XH.
Cùng ngày thông báo của VMEP hết hiệu lực và đoàn của Sở LĐ-TB&XH xuống xác minh, anh Nguyễn Đình Tá (55 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội), công nhân làm ở bộ phận kho động cơ từ năm 2002 bức xúc, “Công ty ép chúng tôi nhận quyết định, nếu hôm nay ai ký nhận thì được hỗ trợ 3 tháng tiền lương. Tôi cũng định không ký đâu, cho đến 6 giờ tối vì thấy mọi người ký hết rồi, không còn ai đứng ra phản đối nữa nên tôi mới phải ký, và trong thâm tâm tôi thấy rằng quyền lợi của bản thân vẫn chưa được đảm bảo”.
Anh Nguyễn Đình Tá (55 tuổi) làm việc tại công ty đã được 17 năm 8 tháng |
Chia sẻ về vụ việc, anh Nguyễn Kim Tuấn (32 tuổi, huyện Chương Mỹ), công nhân làm việc ở công ty từ năm 2012 cho biết: “Tôi mới vào làm việc được ít năm nên thấy mức hỗ trợ này đối với bản thân không thiệt thòi nhiều lắm, nhưng đối với các anh chị em làm lâu năm thì rất thiệt thòi”.
Xác nhận vấn đề trên, ông Lý Đức Chung – Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại VMEP cho biết: “Sau khi công ty ra thông báo trên, công nhân bắt đầu ký rải rác từ ngày 18/11, cho đến trước giờ chiều 22/11, số lượng công nhân ký quyết định chấm dứt hợp đồng chừng 30 người. Số lượng công nhân còn lại vẫn kiên quyết không ký vì đến khoảng 3h giờ chiều họ biết Sở LĐ-TB&XH ra văn bản đề nghị công ty dừng quyết định và lập đoàn thanh tra xuống xác minh vụ việc. Tuy nhiên, đến khoảng 5h30 chiều cùng ngày, không biết Sở nói gì đó với công nhân, sau đó thì họ ký đồng loạt hết”.
Được biết, trước đó vào các ngày 14/11, 18/11, 22/11, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã liên hệ với Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội trả lời về vụ việc. Tuy nhiên, vị đại diện cơ quan này đều cáo bận và đều hẹn trả lời Tạp chí sang một ngày khác.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”