Sau mưa lũ ở Hà Giang, sẽ xuất hiện đợt lũ trên sông Lô, có thể lên mức báo động 2-3
Đời sống - 22/07/2020 13:31 Công Thụ (TH)
Ông Trần Quang Hoài (thứ hai, từ trái sang) dẫn đầu đoàn công tác lên Hà Giang kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Ảnh: NGỌC HÀ |
Tính đến sáng 22-7, mưa lớn kèm sạt lở đất tại khu vực miền núi phía Bắc đã khiến 5 người chết và 3 người bị thương, một số nhà dân bị sập hoàn toàn, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hà Giang.
Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Hà Giang cho biết do mưa lớn nên nhiều khu vực và TP Hà Giang bị ngập lụt, tại TP. Hà Giang, nhiều nơi nước ngập sâu 1,2 m. Huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) bị ngập 5 thôn ở xã Yên Định. Nhiều tuyến đường trong tỉnh bị ách tắc do sạt lở, trong đó đặc biệt là sạt lở từ km5 - km7 QL2 tuyến Hà Giang - Hà Nội.
Lực lượng chức năng triển khai hoạt động ứng cứu tại TP. Hà Giang - Ảnh: Hà Giang |
Theo ông Dũng, TP Hà Giang hứng đợt mưa rất lớn, hệ thống tiêu thoát nước đã xuống cấp bị quá tải, không tiêu thoát kịp.
Trả lời về việc các nhà máy thủy điện khu vực có liên quan đến việc ngập lụt ở thành phố hay không, ông Dũng cho biết vẫn đang xác minh, chưa có kết luận về việc này.
Về đợt mưa lớn này, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao gây mưa rào và giông cho các tỉnh Bắc bộ, trong đó có miền núi phía Bắc và đặc biệt là tại tỉnh Hà Giang.
Lượng mưa phổ biến tại TP Hà Giang đặc biệt to, lên tới 347mm. "Đây là lượng mưa trong 24h lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay" - ông Lâm cho biết.
Lượng mưa lớn khiến mực nước thượng lưu sông Lô tại Hà Giang lên nhanh, biên độ lũ lên khoảng 5,8m, trên mức báo động 2 là 0,37m. Hiện mực nước đang xuống nhanh, đã dưới báo động 1.
Đoàn công tác kiểm tra tại cầu Thôn Trang, huyện Vị xuyên, Hà Giang. Ảnh: NGỌC HÀ |
Nhận định về tình hình thời tiết ở miền núi phía Bắc những ngày tới, lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao nên mưa vừa, mưa to sẽ kéo dài hết đêm nay.
Thời gian mưa lớn tập trung vào đêm và sáng, lượng mưa phổ biến 50-100mm/24h. Từ ngày mai, 23-7, mưa trên khu vực này giảm dần.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, từ nay đến 23-7, mực nước thượng lưu sông Hồng - Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lên từ 2-4m, sông Lô từ 4-6m.
Trong đợt lũ này, mực nước các sông suối nhỏ và thượng lưu sông Lô có khả năng đạt mức báo động 2-3. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, đặc biệt tại TP Hà Giang, Lào Cai.
Sở Y tế kịp thời triển khai biện pháp vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm và không để xảy ra dịch bệnh - Ảnh: Nhân Dân |
Cùng ngày, UBND tỉnh Hà Giang đã có văn bản giao Sở NN&PTNT thành lập một tổ công tác với những người có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để phối hợp với các địa phương xác định rõ mức độ thiệt hại, thống nhất và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. Sở Công Thương tiếp tục giám sát quy trình vận hành đón, xả lũ của các nhà máy thủy điện, đặc biệt là trên hệ thống sông Miện, sông Lô.
Sở Y tế kịp thời triển khai biện pháp vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm và không để xảy ra dịch bệnh. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương cứu nạn, cứu hộ.
Hà Giang có lượng mưa trong 24h lớn nhất từ năm 1961 đến nay |
Hiện tại, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với TP. Hà Giang tổ chức lực lượng giúp đỡ người dân. Lãnh đạo các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đã đến các xã bị thiệt hại nặng thăm hỏi động viên và chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp trong các vụ sạt lở đất.
Tối 21-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện hỏa tốc yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ tại Hà Giang Trong công điện hỏa tốc gửi Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tối 21-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng. Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao sự chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, các cơ quan, nhân dân địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả. Công điện nêu rõ: Hiện nay là đầu mùa mưa lũ ở Bắc bộ, thời gian tới diễn biến mưa lũ còn phức tạp nên cần nhanh chóng khắc phục hậu quả, giúp nhân dân ổn định đời sống, chủ động ứng phó mưa lũ, Công điện nêu rõ. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cứu chữa người bị thương, giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hà Giang bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ bị mất nhà cửa, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức hỗ trợ lương thực không để người dân bị đói. Đối với các khu vực bị sạt lở, ngập sâu, Thủ tướng yêu cầu địa phương kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân. Những công trình hạ tầng bị hư hỏng như giao thông, thủy lợi, điện, nước, y tế, giáo dục thì nhanh chóng khôi phục để phục vụ sinh hoạt cho người dân. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với địa phương khắc phục nhanh các sự cố trên các tuyến quốc lộ, đảm bảo giao thông thông suốt. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, kịp thời sửa chữa các hồ đập thủy lợi, thủy điện, đảm bảo an toàn, sớm khôi phục sản xuất. Thủ tướng giao Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 2, các lực lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để có thông tin kịp thời, chủ động phòng tránh. Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó. |
Trận mưa đêm 20/7 khiến TP. Hà Giang chìm trong biển nước, khiến 5 người chết, 2 nhà máy thủy điện bị đất đá vùi ... |
Sáng 21/7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết, mưa lớn kéo dài ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Đời sống - 01/09/2024 07:00
100 năm dừa sáp Trà Vinh
Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.