Mức lương đủ sống - mục tiêu quan trọng cần đạt được
Đời sống - 09/11/2022 16:57 BẢO HÂN (Theo Báo Lao động)
[Infographic] Mức lương cơ sở qua các năm thay đổi như thế nào? |
Công nhân lao động tại một doanh nghiệp sản xuất da giày xuất khẩu. Ảnh: BẢO HÂN |
Mong có mức lương cao hơn
Lương tối thiểu vùng đang áp dụng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là 4.160.000đồng/tháng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chị Trần Thị Yến (công nhân một công ty may tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cho biết, lương cơ bản hiện nay của chị là 4,6 triệu đồng/tháng sau khi tăng 200.000 đồng/tháng cách đây 2 tháng. Như vậy, mức lương này đã cao hơn lương tối thiểu vùng áp dụng trên địa bàn. Cộng với các khoản phụ cấp, tiền làm thêm, tổng thu nhập của nữ công nhân này rơi vào khoảng 6,1 triệu đồng/tháng. “Có tháng làm thêm nhiều hơn, tôi nhận được số tiền cao nhất là 7 triệu đồng/tháng” - chị Yến nói.
Theo chị Yến, nếu có mức lương cơ bản tạm ổn, chị sẽ không làm thêm nhiều mà sẽ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giữ gìn sức khoẻ, chăm sóc cho gia đình. Tuy nhiên, do lương cơ bản thấp (mặc dù đã cao hơn lương tối thiểu vùng), nên chị vẫn mong muốn làm thêm nhiều, bởi điều này đồng nghĩa chị có thêm thu nhập.
Với tổng thu nhập là 7 triệu đồng/tháng, chị Yến phải chi tiêu tiết kiệm mới đủ trang trải cho cuộc sống gia đình với 2 con đang tuổi ăn học, không thể tiết kiệm. Chồng chị làm nghề tự do, thu nhập không ổn định.
Khi được hỏi về mức lương đủ sống, nữ công nhân này cho biết, mức lương để mỗi người đủ sống còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, nhưng là người lao động thì ai cũng mong mức lương cao để họ có thể sống đàng hoàng.
“Tôi nghĩ nếu có mức lương khoảng 8-9 triệu đồng/tháng thì cuộc sống của gia đình tôi sẽ thoải mái hơn; một tháng tôi có thể để ra khoảng 1-2 triệu đồng để gom góp mua nhà hay đề phòng những lúc ốm đau hoặc lo những việc lớn” - chị Yến cho hay.
Công đoàn cần thương lượng để có lương đủ sống
Tại hội nghị tập huấn chính sách, pháp luật về tiền lương của người lao động do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 8.11, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, mức lương tối thiểu chỉ là sàn thấp nhất, là căn cứ để thoả thuận về tiền lương. Còn tiền lương phải căn cứ vào công việc cụ thể của người lao động để thoả thuận người sử dụng lao động trả.
Theo ông Quảng, do thương lượng về tiền lương còn yếu nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hằng năm lại thay việc thương lượng về tiền lương trong thực tế. Ông Quảng cho rằng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đặt ra mức lương tối thiểu, còn công đoàn cần thương lượng về mức lương đủ sống trong thực tế cho công nhân lao động.
Ông Xavier Estupinan - chuyên gia tiền lương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - cho biết, tiền lương là yếu tố rất quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam có nhiều sự tiến bộ về kinh tế, tuy nhiên, sự phát triển, tiến bộ này phải được chuyển hoá thành mức lương bền vững, thỏa đáng cho người lao động. Ông Xavier Estupinan cho rằng, mức lương đủ sống là mục tiêu quan trọng cần đạt được.
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong khi đó, lương đủ sống là mức lương thấp nhất được trả cho một người làm việc trong giờ làm việc tiêu chuẩn (8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần) đủ để trang trải những chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình họ - bao gồm thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở phù hợp, các tiện ích, chăm sóc sức khoẻ, quần áo, đi lại và giáo dục, quan hệ xã hội, cùng với một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai và các sự việc bất khả kháng xảy ra. |
5 khoản tiền mà người lao động được hưởng khi mất việc làm cuối năm Bị mất việc làm là điều không mong muốn đối với người lao động (NLĐ), nhất là vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, khi bị ... | |
Người lao động Công ty khóa Minh Khai: Quyền lợi bị bỏ ngỏ, trách nhiệm thuộc về ai? Trong khi người lao động (NLĐ) Công ty khóa Minh Khai chờ đợi mòn mỏi khoản tiền vay 2 tỷ từ Tổng công ty Cơ ... | |
Hiểu về lương sản phẩm để thương lượng cải thiện lương cho NLĐ
|
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.