Lễ Vu Lan có ở những nước nào?
Đời sống - 13/08/2019 12:00 Ngân Vĩnh (t/h)
Lễ Vu lan ở mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng biệt - Ảnh minh hoạ. |
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm nhằm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên là Đại đồ đệ của đức Phật đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Để tưởng nhớ và muốn biết mẹ như thế nào sau khi qua đời, Mục Kiền Liên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Việt Nam
Ở Việt Nam, lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hàng năm là ngày báo hiếu để các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công sinh thành dưỡng dục cha mẹ tổ tiên.
Lễ Vu lan ở nước ta không thể thiếu tập tục bông hồng cài áo. |
Theo quan niệm dân gian, ngày lễ Vu Lan là dịp để các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”,...
Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu đối với cha mẹ, không phải chờ đến khi các bậc sinh thành đã khuất. Phật giáo nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau.
Trước đây, mỗi khi cúng lễ Vu Lan, dân gian thường đốt nhiều giấy tiền, vàng mã, hình nhân và các vật dụng bằng giấy. Theo giáo lý đạo Phật, việc đốt vàng mã này xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng dân gian, bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa, chứ không liên quan đến giáo lý đạo Phật bởi Phật giáo không khởi xướng và không cổ xúy cho vấn đề này.
Trung Quốc
Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu Lan hay còn gọi là Tết Trung Nguyên từ ngày 15/7 cho đến ngày 30/7 âm lịch. Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 âm lịch là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn trở về dương gian.
Vào dịp này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế.
Các nghi lễ cúng tế diễn ra ngay trên đường, gồm đốt nến, nhang, vàng mã cho những linh hồn lang bạt. Trong bữa cơm ngày lễ không thể thiếu thịt gà luộc, lợn quay. Ngoài ra có các phong tục kỳ lạ khác như để một chiếc ghế trống cạnh bàn ăn và tin rằng linh hồn người đã khuất sẽ ngồi đó.
Ở Phúc Kiến, tất cả những cô gái đã lấy chồng dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão. Tại Giang Tô, người ta thả bốn chiếc thuyền trên sông, chở theo Kinh Phật, những đồng tiền làm bằng giấy thiếc, đèn lồng và đồ ăn cúng lễ cho cô hồn.
Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt cõng mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian.
Người Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người thân, cúng thực phẩm và đốt vàng mã cho người đã khuất - Ảnh minh hoạ. |
Malaysia
Đại lễ Vu Lan còn được người Malaysia gọi là Ngày Tổ tiên. Vào tháng 7 Âm lịch, mọi người sẽ treo đèn lồng quanh nhà và ngoài đường phố.
Theo phong tục truyền thống, người dân sẽ ngưng các công việc nhà nông để thực hiện các nghi lễ thờ cúng, đốt vàng mã và cầu siêu cho vong linh đã khuất.
Nhật Bản
Người Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu, thường diễn ra vào tháng Tám dương lịch hàng năm. Trong dịp này, hầu hết những người ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân.
Obon mang nghĩa “Ngày của người chết.” Đây là một phong tục truyền thống của người dân Nhật Bản, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.
Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.
Người Nhật thường cúng bánh khảo (làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng) và thường có hình hoa sen cùng những giỏ trái cây bày biện đẹp mắt trên bàn thờ. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là bánh đón linh hồn; ngày 14 là một loại bánh làm từ bột gạo; ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.
Lễ Obon của người Nhật Bản diễn ra vào tháng Tám dương lịch hàng năm - Ảnh minh hoạ. |
Campuchia
Với người Campuchia, tháng 9 Dương lịch được gọi là ''tháng Cô hồn''. Họ tin rằng, khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.
Trong tháng này có ngày lễ Pchum Ben, một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo Khmer. Lễ Pchum Ben kéo dài 15 ngày. Người Campuchia sẽ mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa để tưởng nhớ tổ tiên, cũng như cúng dường phẩm vật lên chùa để các chư tăng ''gửi''cho các linh hồn của người quá cố.
Thái Lan
Lễ Vu Lan tại Thái Lan được diễn ra lớn nhất ở tỉnh Dan Sai, người dân tổ chức những hoạt động huyên náo. Nổi bật nhất là đám rước mặt nạ bằng vỏ trấu hoặc lá dừa cộng với quần áo chấp vá. Vào cuối mùa lễ người dân sẽ lắng nghe thuyết giảng từ các nhà sư.
"Tháng cô hồn" có nên mua xe mới và những điều lưu ý Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) không nên làm những việc lớn như xây nhà, cưới hỏi, mua xe... ... |
Thực phẩm an toàn trong dịp Tết: Một số lưu ý cho người tiêu dùng Vào dịp Tết, nhu cầu thực phẩm của mỗi gia đình đều tăng cao. Bên cạnh những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ... |
Những lưu ý an toàn cho nghề shipper “Việc nhẹ, lương cao, được đi đây đi đó” là cách nói hóm hỉnh của “cánh” shipper về công việc của mình. Thế nhưng, người ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Đời sống - 01/09/2024 07:00
100 năm dừa sáp Trà Vinh
Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.