Lao động xuất khẩu là nữ chỉ chiếm 1/3 nhưng góp 50% lượng tiền gửi về nước
Người lao động - 19/12/2021 15:48 P.V
“Tôi muốn thay đổi quan niệm: Cán bộ công đoàn thường không có năng lực chuyên môn cao” Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo |
Lao động nữ của Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động. Ảnh: ST |
Đây là báo cáo được ILO đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với ILO và các bên liên quan tổ chức).
Báo cáo đưa ra những thông tin hết sức đáng chú ý: Phụ nữ Việt làm việc, sinh sống tại nước ngoài đã và đang phải đối mặt với nhiều rào cản hơn nam giới. Họ có nguy cơ bị phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng di cư hoặc các đặc điểm liên quan đến giới tính.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan này luôn quan tâm hướng tới việc thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm.
Bộ Luật lao động 2019 đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu nhằm làm giảm khoảng cách cũng như cơ hội việc làm giữa nam và nữ, Luật Bảo hiểm xã hội cũng cho phép nam giới được nghỉ phép khi vợ sinh con...
Tuy nhiên, phụ nữ lao động di cư Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như phải làm những công việc có mức lương thấp hơn, gặp phải nhiều rào cản hơn, có nhiều khả năng bị sa thải khi mang thai và sinh con…
"Lao động nữ cũng có ít cơ hội được tiếp cận với các cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả cũng như các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết khi ở nước ngoài", Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho biết.
Tại hội thảo, ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, vấn đề di cư lao động của phụ nữ là một yếu tố quan trọng của sự dịch chuyển lao động. Đây có thể trở thành một đòn bẩy quan trọng để trao quyền cho phụ nữ, nhất là với lao động di cư.
Ông Koen Duchateau đánh giá, những năm vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan của Việt Nam đã nỗ lực xây dựng các khuôn khổ pháp lý nhằm kiến tạo một môi trường không bạo lực và không phân biệt đối xử cho tất cả phụ nữ cũng như người lao động nhập cư và đảm bảo khả năng thực thi của các khuôn khổ pháp lý. Ông Koen Duchateau cho biết, Liên minh châu Âu sẵn sàng cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm của mình để Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về những kết quả đạt được liên quan đến tạo dựng môi trường thuận lợi cho phụ nữ di cư; những bài học kinh nghiệm trong công tác điều phối các dịch vụ hỗ trợ lao động nữ di cư bị bạo lực; tổng quan về các kết quả chính đã đạt được trong khuôn khổ chương trình Safe and Fair (SAF) và kế hoạch năm 2022.
Các đại biểu cũng tiến hành phiên thảo luận toàn thể, tập trung giải quyết các thách thức mà phụ nữ đang gặp phải trong toàn bộ tiến trình di cư lao động, những giải pháp nhằm duy trì và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình SAF trong năm 2022, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai.
Quy định mới về chế độ phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn sắp có hiệu lực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021, quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm ... |
Infographic: Mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Ngày 15/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ... |
Từ 1/1/2022, lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
- Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
- Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn
- Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
- Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025