Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?
Người lao động - 19/04/2024 07:33 Hà Vy
Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm |
Trường mầm non ở địa bàn khu công nghiệp chỉ đáp ứng 44,4% nhu cầu
Sau hơn 30 năm kể từ khi khu công nghiệp đầu tiên được thành lập, đến nay cả nước ta đã có gần 400 khu công nghiệp với hơn 4 triệu công nhân. Nhiều công nhân làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ khi tuổi đời còn rất trẻ và gắn bó đến khi lập gia đình và sinh con.
Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, tại Hà Nội và Đồng Nai, tỷ lệ công nhân lập gia đình, có con lên tới 60 - 70%. Nhu cầu về học tập của con em công nhân ở các bậc giáo dục mầm non, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là rất lớn.
Tuy nhiên, theo số liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, chỉ 28% trẻ dưới 36 tháng tuổi được đến trường. Còn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, những nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất đông lao động nhập cư, hệ thống trường mầm non chỉ đáp ứng 44,4% nhu cầu.
TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Ảnh: Tô Thế |
Thậm chí có thực tế, công nhân di cư “không có cơ hội” xin học cho con tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do không có hộ khẩu thường trú.
Theo TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, mặc dù việc quy hoạch khu công nghiệp có tính tới xây dựng trường học nhưng không tính được đầy đủ và toàn diện về sự phát triển xã hội sau 20-30 năm, dẫn tới những vấn đề nảy sinh hiện nay và những hệ quả có thể chưa lường hết được.
Khó đủ đường
Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cũng cho thấy, hiện có một bộ phận công nhân khu công nghiệp phải gửi con về quê để đi làm.
Việc này giúp cho họ toàn tâm toàn ý cho công việc, ngay cả tăng ca tới khuya. Tuy nhiên, về lâu dài điều này tạo khoảng cách trong mối liên hệ giữa bố mẹ và con cái, mất đi cơ hội giáo dục, dạy dỗ và yêu thương.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển không tốt của trẻ em khi không sống cùng cha mẹ và đối mặt với nhiều nguy cơ như dễ bị lạm dụng, nguy cơ phạm tội vị thành niên, dễ bị rơi vào tệ nạn xã hội... Vì vậy, việc công nhân phải gửi con về quê là một vấn đề đáng quan tâm và chưa đánh giá được hậu quả xã hội về lâu dài.
Các đại biểu dự Hội thảo cho rằng, an toàn của con công nhân là một trong những vấn đề cấp bách. Ảnh: Tô Thế |
Ở địa bàn các khu công nghiệp, việc gửi trẻ ở các cơ sở tư nhân sẽ linh hoạt hơn về mặt thời gian – thuận lợi cho việc tăng ca, thay vì phải đưa đón theo giờ hành chính như hệ thống trường công lập. Song, với các cơ sở tư nhân uy tín và có chất lượng, chi phí thường cao nên không phải công nhân nào cũng có khả năng chi trả, đặc biệt với những người mẹ đơn thân.
Để có tiền gửi con, nhiều công nhân còn bán hàng online nhưng dễ ảnh hưởng tới công việc chính, giảm năng suất lao động, khó chăm sóc được con. Chưa kể việc biến nhà trọ thành kho hàng khiến không gian sống chật chội hơn…
Một số công nhân lựa chọn phương án gửi con cho hàng xóm hoặc nhờ người quen ở khu trọ trông hộ. Người trông không có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ và không gian chật chội không phù hợp với nhu cầu được học tập, vui chơi để phát triển toàn diện như mong đợi.
Một số công nhân lại chọn để chồng hoặc vợ nghỉ việc ở nhà chăm con. Sự lựa chọn này buộc gánh nặng chi tiêu dồn hết lên vai một người trong khi thu nhập của họ cũng hạn chế.
Nam công nhân ở nhà trông con chờ vợ đi làm về. Ảnh: Vnexpress.net |
Để con ở nhà một mình là lựa chọn bất đắc dĩ khi công nhân không còn lựa chọn nào khác. Nhiều câu chuyện đau lòng đã được báo chí đưa tin khi để con ở nhà một mình như: rơi từ cửa sổ ban công, bỏng, đứt tay do nghịch dao hay uống nhầm hóa chất, cháy nổ, điệt giật…
Khảo sát đời sống, thu nhập, việc làm năm 2023 của Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định sinh con của 72% người lao động. Tiền lương cũng là lý do con cái không ở cùng cha mẹ khi có tới 17,6% người lao động cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp.
Cần thay đổi cách tính lương tối thiểu để công nhân “đủ sống”
Chia sẻ tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động” ngày 17/4, TS. Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng việc thiếu trường học ở các khu công nghiệp, khu chế xuất làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền được phát triển đầy đủ của trẻ em.
TS. Phạm Thu Lan kiến nghị, trong điều kiện xã hội hóa giáo dục, việc thúc đẩy phát triển các trường học tư là cần thiết với điều kiện các trường phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc công nhân gửi con em ở các trường học, cơ sở giáo dục tư gần nơi làm việc cũng là giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, để có điều kiện gửi con ở các trường học tư có chất lượng, an toàn, công nhân phải được đảm bảo mức lương đủ sống, được cập nhật và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình đời sống cụ thể ở khu vực.
Theo lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn, Việt Nam hiện nay đang tính mức lương tối thiểu theo chuẩn nghèo để giải quyết bài toán xóa đói giảm nghèo chứ chưa tính lương tối thiểu đảm bảo mức lương đủ sống, đảm bảo chi phí cho người phụ thuộc (trẻ em) và phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Đầu năm 2024, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã họp chuyên gia về chính sách tiền lương, và đi đến kết luận các quốc gia cần thúc đẩy mức lương đủ sống. Kết luận của ILO nêu: “Thúc đẩy quá trình tăng dần từ mức lương tối thiểu lên mức lương đủ sống”.
Công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Minh Khôi |
Theo TS. Phạm Thu Lan, lương tối thiểu của Việt Nam cần phải đảm bảo chi trả đủ nhu cầu học tối thiểu của con em họ, xét theo bối cảnh tình hình nhu cầu trường mầm non, mẫu giáo trên cả nước hiện nay. Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng nghiên cứu thay đổi cách tính lương tối thiểu phù hợp với kết luận của ILO để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người lao động Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp công nhân.
Trong khi mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước chưa đạt mức lương đủ sống để có thể trang trải chi phí cho người phụ thuộc (con em) ở mức đạt chuẩn, tổ chức Công đoàn cần phát huy vai trò thương lượng với người sử dụng lao động (NSDLĐ) về điều kiện gửi trẻ và chi phí gửi trẻ cho công nhân gần nơi làm việc nhằm đảm bảo điều kiện học hành cho con em công nhân cũng như để công nhân yên tâm làm việc. Hiện tại, công nhân phải tự lo chi phí, trong khi NSDLĐ chỉ hỗ trợ một khoản rất nhỏ, có nơi chỉ 100.000 đồng/cháu/tháng hoặc thậm chí có nơi chỉ 10.000 đồng/cháu/tháng, hầu như không quan tâm tới việc con công nhân được gửi ở đâu, trong điều kiện chăm sóc như thế nào.
Trong giai đoạn trước mắt, khi chưa thể mở rộng hệ thống trường công lập, Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục cho con em công nhân di cư để khắc phục khó khăn, đảm bảo công nhân có đủ chi phí để gửi con tới cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng và an toàn, đặc biệt ở cấp giáo dục mầm non.
Cũng theo TS. Phạm Thu Lan, Việt Nam đã phát triển các khu công nghiệp hơn 30 năm, nên hoàn toàn có thể tính được số lượng tối đa con công nhân có thể được sinh ra trên tổng diện tích làm việc của khu công nghiệp.
Do vậy, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cần quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội với công suất đáp ứng tối đa số lượng con công nhân có thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các dự án đã được phê duyệt hoặc đã xây dựng mà thiếu đồng bộ thì cần rà soát, bổ sung đầu tư kịp thời.
Ngoài ra cần kêu gọi nguồn xã hội hoá giáo dục, vận động doanh nghiệp tham gia đóng góp nhằm xây dựng đủ cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị, điều kiện học tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em được trang bị đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và phù hợp với quy mô của trường và các nhóm, lớp.
Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ... |
Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia ... |
“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới
- Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
- Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi