Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

K’Rang- thầy giáo nghèo nhưng giàu lòng nhân ái ở Đắk Plao

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt

Hoạt động Công đoàn - Trần Thu Hà

Thầy K'Rang là công đoàn viên mẫu mực; tạo sự khích lệ và gợi mở cho sự phát triển và tiến bộ của người đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Đắk Plao (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).

Nhường đất xây thủy điện

Tuy đời sống còn khó khăn, hoàn cảnh không lấy gì làm dư giả nhưng bằng tấm gương của một trí thức, thầy đã có những hành động mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho địa phương mà ít ai ngờ tới.

Cụ thể vào năm 2010, công trình Thủy điện Đồng Nai 3 xây dựng trên mảnh đất Đắk Plao. Các hộ dân đang sinh sống bao lâu nay đều phải di dời sang khu tái định cư để nhường đất cho công trình thủy điện của nhà nước.

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
Thầy K'Rang giảng bài cho học trò. Ảnh: ĐVCC

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đắk Plao thân yêu ấy, thầy K’Rang đã ủng hộ chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước. Hiểu rõ được tầm quan trọng của công trình cũng như ý thức về việc di dời dân cư là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực sau này và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con nhân dân nơi đây.

Vì vậy thầy là người tiên phong trong việc nhường lại đất đai- nơi chôn nhau, cắt rốn mà tổ tiên để lại. Sau đó thầy còn vận động người dân cùng nhau chấp hành theo chủ trương nhà nước. Hành động lớn lao và ý nghĩa trên đã giúp công trình Thủy điện Đồng Nai 3 sớm được xây dựng nhanh chóng và nhận được sự chấp thuận, ủng hộ của bà con nơi đây.

Nhờ vào sự đồng lòng và tinh thần đoàn kết của cá nhân thầy cùng bà con nhân dân nơi đây, mảnh đất Đắk Plao đã được sử dụng một cách hiệu quả, phục vụ lợi ích chung của người dân. Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực xã Đắk Plao.

Sau thành công của công trình Thủy điện Đồng Nai 3, thầy K'Rang đã được sự công nhận và khen ngợi từ Công đoàn Trường TH&THCS Đắk Plao, được địa phương biểu dương. Những hành động và việc làm tốt của thầy đã tác động tích cực đối với cộng đồng, trở thành tấm gương được mọi người nhắc tới.

Hành động đầy ý nghĩa này đã lan tỏa và truyền cảm hứng cho mọi người trong trường, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới ra trường. Thầy K'Rang là công đoàn viên mẫu mực; tạo sự khích lệ và gợi mở cho sự phát triển và tiến bộ của người đông bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Đắk Plao.

Ông K'Tam, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Plao cho biết: "Với Trường TH&THCS Đắk Plao, thầy giáo K'Rang là giáo viên mẫu mực, hết lòng vì các thế hệ học sinh người dân tộc ít người. Đối với địa phương, thầy là công dân tiêu biểu, tiên phong và vận động bà con nhân dân trong việc nhường đất, di dời về nơi ở mới để làm thủy điện, phát triển kinh tế địa phương. Có thể nói, thầy K'Rang là người con ưu tú của dân tộc Mạ ở Đắk Plao chúng tôi".

Người thầy cưu mang nhiều học trò bất hạnh

Hơn 30 năm công tác, thầy đã dạy dỗ và dìu dắt các thế hệ học sinh cùng nhau học tập và phấn đấu để xây dựng quê hương thôn bản của mình thêm tươi đẹp. Thầy luôn bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, yêu đất nước, luôn phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấp hành đúng theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, trên địa bàn xã Đắk Plao có rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Một số em có cha mẹ mất sớm hoặc li thân, không ai chăm lo và nuôi dạy được con cái. Nhiều học sinh phải bỏ học, theo gia đình đi kiếm sống, mưu sinh qua ngày.

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
Hình ảnh thầy K'Rang và chị H'Dỉ - người học trò dưới sự dìu dắt của thầy nay đã trở thành cán bộ công an. Ảnh: ĐVCC

Bằng tình yêu thương đùm bọc của mình, thầy K'Rang đã đến từng gia đình vận động hỗ trợ phụ huynh, cho các em được quay trở lại trường lớp. Với số tiền lương ít ỏi của mình, thầy đã mua sách vở, đồ dùng học tập khuyến khích các em tiếp tục được đến trường.

Vì vậy đã có rất nhiều những học sinh, dưới sự hỗ trợ, cưu mang và dìu dắt của thầy đã nỗ lực vươn lên, sau này đã trở thành những cán bộ công an, biên phòng. Những người học trò tiêu biểu ấy có thể kể tới chị H’Dỉ, K’Thủy, K’Ding và anh K’Chiêng hiện đang làm cán bộ công an xã Đắk Plao. Bằng sự khích lệ động viên trong học tập của thầy K’Rang mà giờ đây họ đã đảm nhiệm nhưng nhiệm vụ rất quan trọng và đầy trách nhiệm với cộng đồng. Đó là giữ vững an ninh trật tự thôn bản, góp phần phát triển quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp.

Thầy K’rang kể lại câu chuyện ngày nào khiến ai cũng xúc động. Đó là năm 2020, tại ngôi trường Đắk Plao thân yêu này, lúc toàn trường đang hòa chung không khí hân hoan chào mừng ngày 20/11 cùng cả nước.

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
Thầy K'Rang và cô H'Biêm - người học trò năm xưa thầy dạy, nâng đỡ nay là đồng nghiệp với thầy. Ảnh: ĐVCC

Trên sân trường học sinh đang vui đùa, nô nức dành tặng thầy cô những bông hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn. Khi thầy K’rang đang sửa soạn tập giáo án trong lớp học thì cô gái bước dần về phía thầy, trên tay cầm một bó hoa, giọng run run, đôi mắt rưng lệ, nhẹ nhàng nói:

- Con chào thầy, thầy có nhớ con không? Con là đứa học trò thầy từng cứu vớt mảnh đời cơ cực để con được tiếp tục đến trường như các bạn cùng trang lứa đây. Nay con đã thành một chiến sỹ công an gương mẫu và chăm sóc, nuôi dạy cho những đứa con của mình có một cuộc sống no đủ tốt đẹp hơn. Thầy còn nhớ con không ạ?”.

Trong suy nghĩ mông lung, thầy K’Rang chợt nhớ đến em H’Ding - một cô học trò có tuổi thơ bất hạnh, bố mẹ đã li thân không có chỗ dựa, em phải sống với người chú nghiện rượu, không chăm lo gia đình. Mặc dù cô bé rất chăm chỉ và ngoan ngoãn, nhưng đã nhiều lần bỏ học vì không có tiền mua sách, bút và hoàn cảnh gia đình rất éo le, đầy những khó khăn.

Nhớ lại, thầy nói: “Giáo dục là cánh cửa để cải thiện cuộc sống và mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai”, nên tôi đã động viên cô bé rất nhiều, cũng như trích những đồng lương ít ỏi của mình để mua sách bút và vận động được H’Ding đến trường, tiếp tục học hành như các bạn cùng trang lứa. Nghĩ về cô học trò này, trên gò má tôi - những giọi nước mắt cứ lặng rơi từ lúc nào không biết”.

Thầy kể tiếp, lúc ấy hai thầy trò nhận ra nhau trong niềm xúc động. Giờ đây người học trò ấy sau bao cố gắng nỗ lực học tập, vượt qua hoàn cảnh của bản thân để trở thành người chiến sĩ công an gương mẫu có trách nhiệm vì nhân dân, vì Tổ quốc. Góp phần xây dựng quê hương, phát triển làng bản thêm tươi đẹp.

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
Thầy K'Rang tại ngôi trường mới xây. Ảnh: ĐVCC

Giờ đây, những thế hệ học trò được thầy K'Rang giúp đỡ như cô H’Biêm, cô H'Bam đã ra trường, sau này trở thành những cô giáo lại quay về ngôi trường xưa công tác, luôn biết ơn thầy K'Rang với tình yêu thương và sự giúp đỡ hết lòng của thầy. Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng và ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống. Họ sẽ luôn nhớ mãi những bài học không chỉ về sách vở mà còn về lòng nhân ái và sức mạnh của tinh thần vượt khó không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

Cô Trần Thị Sen, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Tình yêu thương mà thầy K'Rang dành cho học trò dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn là điều đáng trân quý. Tôi cho rằng, sự vượt qua khó khăn và nhân ái của thầy K'Rang không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là bài học sâu sắc về lòng nhiệt huyết và trách nhiệm trong nghề giáo. Chúng tôi luôn tin rằng, sứ mệnh của thầy K'Rang không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn là tạo ra những thế hệ học trò gương mẫu, biết yêu thương và đồng cảm với những người xung quanh, như những điều mà thầy đã làm”.

Lời kết

Khi nghe những lời chia sẻ hết sức gần gũi mà sâu nặng tình thầy trò của thầy, người viết bài này- một giáo viên trẻ mới ra trường cảm thấy rất xúc động và khâm phục về những hành động, việc làm đầy tính nhân văn mà thầy đã mang lại. Và thầm cảm ơn Công đoàn Trường TH&THCS Đắk Plao đã tạo điều kiện tốt nhất đối với thầy K’Rang, để thầy cảm thấy yên tâm hơn trong công tác giảng dạy, cùng với đó thầy tiếp tục phấn đấu xây dựng cho sự nghiệp "trồng người".

Giờ đây, những cơn gió vẫn cứ lao xao trên cao nguyên đại ngàn, thấp thoáng những đồi núi nhấp nhô vươn mình trong ánh nắng sớm mai. Ngoài kia, những dòng thác cứ reo vui bên đồi cà phê xanh mướt như đang vẫy chào một ngày mới tràn niềm vui. Vẫn chiếc cặp đã bạc màu, đôi vai gầy, đôi dép ca su đã mòn, thầy K’Rang lên lớp như thường nhật. Thầy K’Rang sẽ không ngừng bước tiếp trên hành trình của người lái đò, cùng với sự cần mẫn và tận tâm của mình để chở bao thế hệ học trò cập bến bờ tương lai.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected]

Công đoàn Đắk Nông: Tăng cường các hoạt động lắng nghe, chia sẻ và cảm ơn NLĐ Công đoàn Đắk Nông: Tăng cường các hoạt động lắng nghe, chia sẻ và cảm ơn NLĐ

Thực hiện kế hoạch Tháng Công nhân năm 2022, LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các cấp Công đoàn chủ động tham mưu, đề xuất ...

Tầm vốn Tầm vốn "tỷ đô" trong loạt dự án ở Đắk Nông tìm nhà đầu tư

Một số dự án có vốn đầu tư lớn như Khu đô thị Lửa và Nước Đắk Rtik (TP. Gia Nghĩa) có tổng vốn đầu ...

LĐLĐ tỉnh Đắk Nông tiếp tục mở lớp dạy bơi cho con CNVCLĐ LĐLĐ tỉnh Đắk Nông tiếp tục mở lớp dạy bơi cho con CNVCLĐ

Ngày 02/6, LĐLĐ tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ khai giảng lớp dạy bơi cho trẻ em là con đoàn viên, công nhân, viên chức, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn -

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Talk Công đoàn

Talk Công đoàn, 20 giờ, ngày 07/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Hoạt động Công đoàn -

Trước thời điểm siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ, toàn bộ đội tàu hoạt động ở khu vực chịu ảnh hưởng của bão thuộc các đơn vị trong Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã neo đậu, trú ẩn an toàn.

Hoạt động Công đoàn -

Có một câu thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu, rằng: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả đúng như vậy, cuộc sống là một hành trình dài với muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng bằng nghị lực phải vượt qua để tiếp tục dâng cho đời những “trái ngọt”. “Thầy giáo làng” K’Rang của Trường TH&THCS Đắk Plao là một người như thế.

Hoạt động Công đoàn -

Nội dung chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị lần thứ 6, khóa XIII của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngày 6/9.

Hoạt động Công đoàn -

Giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời, ta luôn tìm kiếm điểm tựa bình yên. Nơi đó chính là mái ấm Công đoàn Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).

Hoạt động Công đoàn -

Sau gần 1 năm ra mắt, Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hơn 500 tài xế xích lô. Từ những phận đời riêng lẻ rong ruổi mưu sinh, giờ đây họ đã có những người anh em sát cánh trên mọi nẻo đường, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Hoạt động Công đoàn -

Thầy Lê Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương tiêu biểu, năng động; là thầy giáo sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.

Công đoàn -

TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.

Hoạt động Công đoàn -

Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…

Hoạt động Công đoàn -

Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".

Công đoàn -

Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.