Công bố tên 3 công ty dùng 48 tấn hóa chất tẩy rửa bồn vệ sinh để sản xuất nước mắm
Đời sống - 14/01/2020 12:05 Ánh Dương (T.H)
Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện một số cơ sở sử dụng axit, chất tẩy rửa vệ sinh để sản xuất nước mắm. (Ảnh minh họa). |
Trong năm 2019, Thanh tra Bộ NN&PTNT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số vi phạm tại 4 công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP.HCM.
Cụ thể, Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng vừa cho biết đã phạt hành chính trên 780 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH CBTP Hòa Hiệp, Công ty TNHH thực phẩm Tấn Phát (tỉnh Vĩnh Long), Công ty TNHH MTV Điều Hương (tỉnh An Giang) do hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất công nghiệp (soda Na2CO3) để sản xuất nước mắm. Riêng Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành (TPHCM) bị phạt 6 triệu đồng do vi phạm về điều kiện sản xuất.
Trong đó, Công ty TNHH MTV Điều Hương; Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hòa Hiệp; Công ty TNHH thực phẩm Tấn Phát. Các đơn vị này đã vi phạm vào 2 hành vi: sản xuất chế biến không có vật che chắn để côn trùng và các động vật đi qua; sản xuất nguyên liệu nước mắm dùng phụ gia không đúng quy định - soda công nghiệp (Na2CO3) là loại không được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Phòng Thanh tra chuyên ngành 1, Thanh tra Bộ NN-PTNT cho biết, tại 4 cơ sở trên, lực lượng kiểm tra đã phát hiện, nguyên liệu dùng trong sản xuất nước mắm gồm dịch bột ngọt của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam (dung dịch có tính axit, công bố dưới dạng phụ gia thực phẩm) hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá (nước đầu của việc ủ cá với muối).
Theo quy trình khử chua, các cơ sở này đưa khoảng 17.000 lít hỗn hợp gồm 95% dịch bột ngọt, 5% dịch nước tôm và 120kg Na2CO3 (Soda công nghiệp chuyên dùng để sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa vệ sinh) để trung hòa axit trong dịch bột ngọt, đun bằng hơi nước trong thời gian 40 - 50 giờ, sau đó dung dịch thu được 800 lít nồng độ đạm đạt 25 - 35oN và 700 lít muối.
Sau đó, doanh nghiệp sử dụng 800 lít này cho đi qua cá đã ủ chượp (chủ yếu là xác cá) hoặc bán luôn cho cơ sở sản xuất nước mắm. Bán dịch nước mắm này (còn gọi là nước hoa cà) với giá 7.000-9.000 đồng/lít.
Theo Dân trí, tài liệu của Phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN&PTNT, cơ quan chức năng phát hiện các công ty này đã vi phạm nghiêm trọng an toàn thực phẩm khi sử dụng dịch bột ngọt, nước dịch tôm, cá và soda công nghiệp (Na2CO3) để sản xuất và chế biến nước mắm.
Dịch bột ngọt là phụ phẩm của quá trình sản xuất bột ngọt. Chúng được sản xuất ra ở công đoạn sau kết tinh Acid Glutamic. Qua 3 lần tách Acid Glutamich sẽ thu được sản phẩm dịch bột ngọt gồm thành phần chính là Monosodium Glutamte (khoảng 2%), muối NaCL (khoảng 8%), còn lại là nước. Dịch bột ngọt là chất có tính axit (pH từ 3-4) với giá thành rất rẻ, tính cả chi phí vận chuyển cũng chỉ có 500 đồng/lít.
Để khử axit trong dịch bột ngọt, các cơ sở này dùng soda công nghiệp Na2CO3 - chất chuyên dùng cho sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh.
Không những sử dụng hóa chất công nghệp, các cơ sở trên còn có điều kiện sản xuất rất kém như: Không có biện pháp che chắn côn trùng và động vật khác vào khu sản xuất và kho nguyên liệu, bảo quản; không thu gom rác thải; hệ thống cống thải ứ đọng; không trang bị trang phục lao động đảm bảo vệ sinh.
Theo news.zing.vn đưa tin, sau công bố của Bộ NN&PTNT chiều 13/1 về các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến nước mắm vi phạm quy định, Bà Nguyễn Thị Kim Hồng - Giám đốc Công ty Liên Thành, chia sẻ với báo giới: “Hành vi vi phạm của chúng tôi hoàn toàn không liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, mà chỉ là lỗi về che chắn khu xử lý nước thải. Chúng tôi đã làm việc với Thanh tra Bộ NN&PTNT để làm rõ thông tin này, không để gây nhầm lẫn với vi phạm về an toàn thực phẩm”, bà Hồng cho biết.
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ đã buộc 4 doanh nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu đã chế biến ra còn nằm lại tại xưởng. Các đơn vị này đã nghiêm túc cam kết thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước và đã chuyển đổi mục đích sản phẩm đã làm ra chuyển chế biến thành thức ăn chăn nuôi dưới sự giám sát của Thanh tra Bộ NN&PTNT và của Thanh tra các Sở NN&PTNT.
Theo chia sẻ với suckhoedoisong.vn PGS TS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hoá, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội cho rằng dùng soda công nghiệp để trung hòa axit trong nước mắm là không được phép bởi soda công nghiệp chứa rất nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hoá, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Cũng theo PGS. Côn, Soda công nghiệp còn có tên gọi Soda Ash Light - Na2CO3, là hóa chất dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa (như xà phòng), dệt nhuộm, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm. Sử dụng hóa chất này để trung hòa axit trong nước mắm là trái phép. Chúng chứa rất nhiều tạp chất, không tinh khiết, gây nhiều rủi ro về sức khỏe không thể lường trước.
Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mạn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư. Chính vì thế người ta nghiêm cấm sử dụng soda công nghiệp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Những thông tin về nước mắm được làm từ chất tẩy rửa vệ sinh đã gây hoang mang lớn cho dư luận. Nhiều người cho rằng hành vi vi phạm trên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của rất nhiều người dân nhưng đến thời điểm này cơ quan chức năng mới công bố là quá chậm.
Càng gần những ngày Tết, thị trường việc làm thời vụ lại càng nhộn nhịp. Trước đây, người lao động thường phải rất khó khăn ... |
Câu chuyện đăng kiểm viên làm tiền ở 2 trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM vừa bị phát giác đang gây nên những phẫn nộ, ... |
Đám cháy bất ngờ bùng phát tại khu vực cho thuê làm ki-ốt cắt tóc rồi lan rộng, rất may 3 người đang ngủ phía ... |
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”