Bệnh phổi tắc nghẽn - căn bệnh không khác gì ung thư phổi
Đời sống - 20/11/2019 17:05 Vân Anh (TH)
Ảnh minh họa.
6 năm nay ông Đỗ Văn Q. 68 tuổi quê Thái Bình chỉ sống ở bệnh viện vì căn bệnh phổi tắc nghẽn của mình. Ông Q. bị đột quỵ vào 6 năm trước. Sau khi trải qua cơn đột quỵ từ đó trở đi ông thường xuyên bị khó thở và phải lên bệnh viện huyện điều trị. Các bác sĩ ở tuyến huyện cũng không rõ bệnh của ông là gì, khó thở thì cho thở khí dung hoặc thở ô xy.
Năm ngoái, ông Q. nhập viện điều trị, huyết áp cao lên tới 190/130 không có dấu hiệu hạ nên bệnh viện giới thiệu lên tuyến trên. Con cháu ông Q. quyết định đưa bố thẳng lên Hà Nội. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán ông Q. bị tắc nghẽn phổi mãn tính. Sau khi điều trị bệnh này một thời gian, ông Q. thấy đỡ nhưng về nhà lại bị khó thở và đành lên viện ở.
Ông Q. có tiền sử hút thuốc lá 20 năm. Nhiều năm trước ông cũng không biết rõ bệnh của mình là gì và vẫn hút thuốc lá ngày 3,4 điếu thay vì cả bao như lúc trước.
Vợ con ông Q. cho biết ông Q. hút rất nhiều thuốc lá. Khi đến bệnh viện, nhìn những bệnh nhân ăn cũng khó, thở càng khó hơn đều do tác hại thuốc lá họ cũng cảm thấy ám ảnh nhưng đến bây giờ bỏ thuốc lá thì đã quá muộn.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở Mỹ. Bác sĩ Phan Thu Phương – Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hay còn gọi là COPD là căn bệnh "giết" chết hơn 120.000 người Mỹ mỗi năm, tức là cứ 4 phút lại có 1 người chết vì COPD, và con số này đang ngày càng gia tăng.
Tính đến năm 2011, có khoảng 12 triệu người Mỹ được chẩn đoán COPD. Con số đó hiện nay có thể là 16 triệu người và 12 triệu người khác bị bệnh mà chưa được biết đến.
COPD tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Ở giai đoạn sớm, bệnh có thể không gây ra triệu chứng nào. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có thể tránh được các tổn thương phổi, các vấn đề hô hấp, thậm chí là suy tim. Bước đầu tiên là cần phát hiện các yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh.
Thủ phạm gây bệnh là thuốc lá
Nguyên nhân hàng đầu gây nên COPD là hút thuốc lá. Phơi nhiễm kéo dài với những chất hóa học gây kích ứng cũng có thể gây COPD. COPD là một bệnh cần một thời gian dài để hình thành. Chẩn đoán thường bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.
Đối với thuốc lá, khói thuốc gây ra khoảng 90% các trường hợp tử vong do COPD. Những người hút thuốc có nguy cơ chết vì bệnh tăng gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.
Tiếp xúc với thuốc lá thời gian dài đặc biệt nguy hiểm. Nếu bạn hút thuốc lá càng nhiều năm và số lượng càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng cao. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khi bị mắc COPD, bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD, nhưng việc điều trị có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, giảm biến chứng, và nâng cao chất lượng sống. Thuốc, liệu pháp oxy, và phẫu thuật là một số cách điều trị phổ biến. Nếu không được điều trị, COPD có thể gây bệnh tim và làm việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trầm trọng hơn.
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nói rằng, vì phổi của họ đã bị tổn thương rồi, nên việc cai thuốc lá lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa. Nhưng suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Cai thuốc là là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để có thể chung sống tốt hơn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn mắc bệnh này và vẫn hút thuốc thì các biện pháp điều trị sẽ không phát huy tác dụng.
Những tổn thương ở phổi sẽ không bao giờ hồi phục được, bạn cũng không thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và bạn sẽ hít thở ngày một khó khăn hơn. Nếu bạn mắc COPD và cai thuốc lá, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng khá hơn gần như ngay lập tức. Nếu bạn tiếp tục hút thuốc, nguy cơ tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bạn sẽ tăng lên khoảng 12 lần.
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Bệnh thường tăng ... |
Các tổ chức sức khỏe toàn cầu ngày 12-11 cảnh báo viêm phổi đã giết chết hơn 800.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong ... |
Bệnh lao là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, bởi nó có tính truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh chóng từ ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 03 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.