Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch
Đời sống - 07/10/2021 22:19 Trần Tuyên
Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào? Nghệ An: Hàng nghìn người lao động từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch Nhiều cơ hội việc làm cho lao động Nghệ An trở về quê |
Chị Hiền cùng con nghỉ chân tại đường ven chân Núi Quyết. |
“Cắn răng” về quê
Cuộc “di cư” lao động bất thường diễn ra rải rác từ tháng 6/2021 và trở nên “tấp nập” hơn bao giờ hết vào những ngày đầu tháng 10, khi các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Nỗi ám ảnh dịch bệnh, mất việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến những người lao động nghèo bất chấp hiểm nguy, vượt hàng nghìn cây số để về quê.
Chia sẻ về cuộc hồi hương bất đắc dĩ của mình, anh Hiếu cho biết, vợ chồng anh vào Bình Dương được hơn 1 năm nay. Anh Hiếu làm thợ hồ còn vợ thì làm ở một công ty may. Dịch Covid-19 ập đến cũng là khi vợ anh mang thai và chuẩn bị sinh con. May thay, cuộc vượt cạn thành công, bé trai chào đời khỏe mạnh. Hai mẹ con được xuất viện 1 ngày sau đó.
Tiền trọ, tiền ăn, tiền bỉm, sữa cho con, tất cả đè nặng lên đôi vai của đôi vợ chồng trẻ. Dịch bệnh kéo dài, không có việc làm, số tiền tích góp cũng dần cạn kiệt, anh Hiếu bắt đầu nghĩ đến việc đưa vợ con trở về quê lánh dịch.
“Chưa bao giờ hành trình về quê lại gian nan đến thế, bởi vào thời điểm này, xe khách liên tỉnh chưa được phép hoạt động. Đi xe máy cả nghìn cây số liệu rằng vợ và con trai có chịu nổi không? Nhưng ở lại có trụ được không khi số tiền dành dụm không còn”, anh Hiếu tâm sự.
Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, anh Hiếu buộc phải đưa ra quyết định liều lĩnh: Cả gia đình sẽ nhập vào đoàn người hồi hương để về quê.
Gian nan đường về nhà
Gia đình anh Hiếu tiếp tục lên đường đến khu cách ly tập trung. |
Sáng ngày 4/10, cả gia đình anh Hiếu theo đoàn người rồng rắn về quê. Chưa đi được bao xa, khi tới chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra vào tỉnh Bình Dương, anh Hiếu không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực. Gia đình anh phải tách đoàn, đợi cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm rồi mới tiếp tục lên đường.
Lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nên trên suốt chặng đường về quê, gia đình anh Hiếu chỉ nghỉ chân bên đường hay tìm khu đất trống nào đó.
"Ban ngày chúng tôi chạy xe. Đêm khuya, mưa lớn, không thể di chuyển tiếp thì trú tạm vào trạm xăng người ta chưa sử dụng, trải áo mưa nằm tạm, đợi trời sáng sẽ đi tiếp”, chị Hiền tâm sự.
Hành trang thiếu thốn, quần áo ướt sũng, không thể vào nhà trọ, lại di chuyển bằng xe máy nên suốt chặng đường hơn 1.400km, bé trai 15 ngày tuổi không có lấy bộ quần áo để thay. Thương con còn quá nhỏ đã phải bất đắc dĩ tham gia vào hành trình hồi hương gian khổ, chị Hiền không biết làm gì khác ngoài việc thường xuyên thay bỉm cho bé.
Biết thông tin về hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Hiếu, một mạnh thường quân tại địa điểm tập kết đã hỗ trợ tiền cùng quần áo cho bé. |
Vượt bao vất vả, chiều 6/10, gia đình anh Võ Văn Hiếu cùng con nhỏ mới sinh về đến cầu Bến Thủy 2 (tỉnh Nghệ An). Tại đây, vợ chồng anh được lực lượng chức năng, tình nguyện viên hỗ trợ thức ăn, nước uống trước khi đến điểm cách ly y tế tập trung.
Kết thúc hành trình dài không kể hết nỗi gian nan, vợ chồng anh Hiếu được lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Nghệ An dẫn đường đến khu cách ly tập trung tại thị xã Thái Hòa. Theo kế hoạch, hết thời gian cách ly tập trung, gia đình anh Hiếu sẽ tiếp tục cách ly tại nhà thêm 7 ngày nữa.
Khi được hỏi về kế hoạch sắp tới, anh Hiếu không tránh khỏi những lo âu. “Lúc dịch bùng phát, điều chúng tôi nghĩ đầu tiên là về quê, còn làm gì để kiếm sống cũng chưa biết được. Chắc là lại trở vào Nam thôi…”.
Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ... |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn Chiều 6/10, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có buổi làm việc nắm bắt tình hình hoạt động của ... |
Mở cửa - vừa gật vừa lắc Khi Cục Hàng không gửi văn bản cho các tỉnh, thành phố về việc mở lại đường bay nội địa, Hải Phòng đã không lòng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”