Vì sao bệnh nhân số 34 là ca "siêu lây nhiễm"?
Đời sống - 16/03/2020 15:00 Ánh Dương (T.H)
Đường lây nhiễm của "bệnh nhân 34". (Ảnh: VnExpress) |
Đến ngày 14/3, "bệnh nhân 34" đã lây cho 8 người tiếp xúc gần và 2 người tiếp xúc với người tiếp xúc. Các chuyên gia cho rằng có thể coi bệnh nhân này là trường hợp siêu lây nhiễm.
Chia sẻ với VnExress, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam lý giải vì sao ca bệnh này lại lây nhiễm mạnh đến vậy:"Do nồng độ virus của bệnh nhân cao, bệnh trong thời kỳ khởi phát nên cơ thể thải virus mạnh. Người tiếp xúc gần hít phải giọt bắn nhỏ hoặc dịch tiết của người này dễ lây bệnh".
Trước đó, bệnh nhân này từ Việt Nam quá cảnh tại Incheon, tới New York, Washington D.C rồi trở về Qatar và nhập cảnh ở TP.HCM. Khi trở về, bệnh nhân số 34 không khai báo trung thực về hành trình của mình.
Cơ quan chức năng phun thuốc khử trùng ngay tại cửa hàng của bệnh nhân số 34. (Ảnh: Thanh niên) |
Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), phó trưởng tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid -19 phân tích: "Nguyên tắc là càng tiếp xúc gần với nguồn bệnh thì nguy cơ lây bệnh càng tăng. Có những ý kiến cho rằng nồng độ virus ở nguồn lây là bệnh nhân đã nhiễm bệnh cao thì nguy cơ lây bệnh cũng tăng theo. Thế nhưng tôi cho rằng đây chỉ là một giả thiết. Chỉ cần một con virus bắn ra từ người bệnh, rồi bám vào bề mặt mà chúng ta sờ phải, rồi không tuân thủ rửa tay sạch thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh”.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM phân tích thì bệnh nhân thứ 34 này đi từ nơi bùng phát dịch, có triệu chứng nhưng vẫn tiếp tục đi. Và hậu quả đúng như dự đoán, những người trong gia đình bị lây nhiễm trước, sau đó đến đồng nghiệp và cộng đồng xã hội.
"Do đó, khi bước ra giao lưu với cộng đồng (ở nước ngoài) trở về, mỗi người phải hình dung được sự nguy hiểm với những người rất gần gũi trong gia đình, sau đó mới tới bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng" - bác sĩ Khanh cảnh báo.
Được biết, từ tối 11/3, Bộ Y tế đã điều động tổ chống dịch cơ động của Bệnh viện Chợ Rẫy đến trợ giúp cho Bình Thuận, nơi đang có số bệnh nhân nhiều nhất hiện nay (9 người). Trong số này có các chuyên khoa cấp cứu, truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân đến giúp Bình Thuận.
Bộ Y tế đã yêu cầu tổ công tác hỗ trợ Bình Thuận theo hình thức cầm tay chỉ việc cho đến khi Bình Thuận làm tốt mới quay lại TP.HCM, nếu chưa ổn sẽ hỗ trợ đến khi bệnh nhân được ra viện và kiểm soát được dịch. Về hành trình di chuyển của bệnh nhân 34, Công an Bình Thuận đã vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ sau khi nữ doanh nhân này có những biểu hiện khai báo không trung thực.
WHO khuyến cáo những điều cơ bản để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid -19: - Vệ sinh sạch tay thường xuyên bằng dung dịch có chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước, vì khi chạm tay lên mặt sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm virus hoặc người bệnh là một trong những cách mà virus có thể lây truyền. Bằng cách làm sạch tay, có thể giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. - Thường xuyên làm sạch các bề mặt bằng chất khử trùng như băng ghế nhà bếp và bàn làm việc. - Trang bị kiến thức cho bản thân về Covid -19. Bảo đảm thông tin nhận được đến từ các nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế công cộng địa phương hoặc quốc gia, trang web của WHO hoặc chuyên gia y tế địa phương. Mọi người cần biết đến các triệu chứng thường xảy ra như bắt đầu bằng sốt và ho khan, không phải sổ mũi. - Tránh đi du lịch khi bị sốt hoặc ho, và nếu bị ốm khi đang trên chuyến bay, hãy thông báo cho phi hành đoàn ngay lập tức. Khi trở về nhà, hãy liên hệ với một chuyên gia y tế và cung cấp thông tin nơi đã đến. - Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che bằng tay áo hoặc dùng khăn giấy. Vứt khăn giấy ngay lập tức vào thùng rác kín, sau đó rửa sạch tay. - Nếu hơn 60 tuổi, hoặc nếu có bệnh nền như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp hoặc tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng sẽ cao hơn. Khi đó cần thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa để tránh các khu vực đông người hoặc những nơi có thể tiếp xúc với những người bị bệnh. - Đối với tất cả mọi người, nếu cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà và gọi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế địa phương. Họ sẽ có một số câu hỏi về các triệu chứng, nơi đã đi qua và những người đã tiếp xúc. Điều này sẽ giúp người bệnh nhận được lời khuyên đúng đắn, được chuyển đến đúng cơ sở y tế và sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác. - Khi bị bệnh, hãy ở nhà, ăn và ngủ riêng với những thành viên còn lại trong gia đình, sử dụng các dụng cụ và đồ dùng riêng trong bữa ăn. - Nếu bị khó thở, hãy gọi bác sĩ và tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức. |
Tính đến 7h ngày 16/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 157 ... |
Qua Đức bằng con đường “chui” để hy vọng đổi đời, một lao động người Nghệ An không may tử vong với nhiều uẩn khúc. ... |
Tắm nước nóng giúp ngăn ngừa được virus corona là một trong 4 tin đồn mới đây liên quan đến loại virus gây Covid-19. |
Bệnh nhân là nữ tiếp viên hàng không N.T.D. (SN 1990, trú tại số 1D, ngách 12, ngõ 250 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội). |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
- Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
- Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
- Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
- Trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ: Sỹ quan, thuyền viên và các đội tàu đã trú ẩn an toàn