Tiêm vắc xin COVID-19 có bị sốt không?
Người lao động - 25/06/2021 13:00 An Bình
Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không? Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19? Đến cuối tháng 8, dự kiến toàn bộ công nhân các khu công nghiệp được tiêm vaccine |
Hầu hết là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh… Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm vắc xin, tự khỏi và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng như không để lại di chứng. Theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng virus corona thậm chí là có lợi vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin.
Vắc xin COVID-19 - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất cả nước từ trước đến nay. (Ảnh: Internet) |
Vắc xin COVID-19 là gì?
Vắc xin phòng COVID-19 là loại vắc xin cung cấp kháng thể giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là loại virus gây ra đại dịch trên thế giới, lây lan và bao trùm tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Tại sao bị sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là hoàn toàn bình thường?
Phản ứng sau tiêm chủng hay sự cố bất lợi sau tiêm chủng được định nghĩa là “hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin”.
Giống như với tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều được giải quyết trong vòng vài ngày.
PGS. TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, hệ thống y tế hiện nay của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vắc xin COVID-19. (Ảnh: Internet) |
Để được đưa vào sử dụng, tất cả các loại vắc xin COVID-19 trên thế giới đều phải nghiên cứu để đảm bảo tính an toàn và hiệu lực, cũng như trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm chủng có thể sẽ bị sốt, điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu. Sốt là một dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vắc xin đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc xin có thể khiến cơ thể bị sốt hoặc không. Do đó, việc theo dõi phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 là việc làm hết sức quan trọng.
Tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh: Đậu Tiến Đạt) |
Sốt là một trong số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 thường gặp
Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều sẽ tự hết trong vài ngày.
Phản ứng phụ rất thường gặp (≥10%):
- Tác dụng phụ tại vị trí tiêm (phản ứng tại chỗ tiêm):
- Tăng cảm giác đau
- Đau
- Nóng
- Đỏ
- Ngứa
- Sưng
- Các tác dụng phụ toàn thân (phản ứng toàn thân):
- Cảm thấy không khỏe (khó chịu)
- Mệt mỏi
- Ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ)
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Đau khớp hoặc đau cơ
- Tác dụng phụ thường gặp (1-10%)
- Sốt (nhiệt độ đo được từ 38° C/100.4° F trở lên)
Tiêm phòng vắc xine COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Internet) |
Theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm vắc xin, áp dụng cả với vắc xin COVID-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm COVID-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.
Tại điểm tiêm chủng, các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện và điều trị sớm cũng như phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các biểu hiện đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nhân viên y tế mở hộp vắc xin AstraZeneca. (Ảnh: Internet) |
1. Các lưu ý phải nhớ về tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 Không tiêm vắc xin với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin. Không tiêm vắc xin cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Không tiêm vắc xin COVID-19 khi hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư). Không tiêm vắc xin nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C). Không tiêm vắc xin khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu). 2. Lưu ý sau khi tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 Theo nghiên cứu, tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 của công ty Astrazeneca sẽ ít có phản ứng phụ hơn so với liều thứ 1. Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ sau tiêm đáng lo ngại so với người trẻ. Điều này có thể gây ra do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi không có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau của người lớn tuổi đã được nâng cao. |
Bắc Ninh cho phép tất cả các doanh nghiệp hoạt động trở lại Đó là một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh Bắc Ninh đưa ra trong văn bản hỏa tốc về việc tiếp tục ... |
Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân Bình Dương hiện có khoảng gần 1,3 triệu lao động đang làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với ... |
"Vẫn còn hàng chục nghìn công nhân cần chúng tôi giúp đỡ" “Khi 67.000 công nhân phải cách ly tại nhà trọ, cách ly tập trung hay điều trị Covid-19, chúng tôi nhận nhiệm vụ phải chi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
Đời sống - 23/08/2024 16:51
“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai
Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!