Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động - Phương Mai

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Trước thực trạng nhiều vùng miền ở phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng từ cơn , mưa kéo dài, nước sông dâng, khiến người dân thiếu thốn nước sạch để sinh hoạt, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về biện pháp xử lý để có nước sạch, dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo đó, quy trình chung xử lý nước bao gồm 2 bước chính: Làm trong nước và khử trùng nước. Với nước dùng để uống, nấu ăn, cần có thêm bước đun sôi.

Để làm trong nước cần chuẩn bị:

- Phèn chua

- Tấm vải xô/vải màn sạch

- Khay lọc

- 1 gáo nước sạch

- 2 xô đựng nước, trong đó có 1 xô sạch để đựng nước sau khi đã được xử lý

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt, phòng bệnh sau mùa lũ?
Nước sạch trở nên khan hiếm sau mỗi khi bão lũ đi qua.

Các bước thực hiện như sau:

- Sử dụng 1g phèn chua cho 20 lít nước.

- Hòa lượng phèn chua tương đương thể tích nước cần làm trong vào 1 gáo nước cho tan hết.

- Đổ gáo nước vào chum, vại, lu, thùng... rồi khuấy đều.

- Chờ 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

- Nếu người dân không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước loại bỏ cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Phương pháp xử lý nước lũ thành nước sinh hoạt có thể áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Để khử trùng nước, người dân có thể sử dụng các loại hóa chất như: Bột Cloramin B liều 10g/mét khối nước; Clorua vôi 20% liều 13g/mét khối nước; hoặc Clorua vôi 70% liều 4g/mét khối nước.

Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Hoà tan lượng hóa chất cần thiết cho lượng nước cần khử trùng vào một gáo nước rồi đổ vào bể/thùng chứa, khuấy đều.

- Bước 2: Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào nước và khuấy đều. Cho thêm đến khi nào nước có mùi Clo thì dừng lại.

- Bước 3: Múc nước tưới lên thành bể/thùng chứa để khử trùng xung quanh.

- Bước 4: Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.

Lưu ý:

- Không thực hiện khử trùng đồng thời với đánh phèn (vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo).

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nước sau khử trùng vẫn phải đun sôi rồi mới uống được.

Cục Quản lý y tế cũng hướng dẫn, nếu người dân không có hóa chất khử trùng nước, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có ...

Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu

Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội ...

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm kịp thời chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, ngày 13/9, đồng chí ...

In bài viết
Video

Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà, hỗ trợ nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Đọc thêm

Người lao động -

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.