Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Người lao động - 05/06/2021 18:00 Nguyễn Nga
Khẩn trương xét nghiệm Covid-19 cho 320.000 công nhân ở TP HCM Chậm phục hồi việc làm có nguy cơ để lại “vết sẹo” Covid-19 lâu dài Đà Nẵng: Ấm áp những phần quà cho công nhân khó khăn tại KCN An Đồn |
Chị Nguyệt đang nấu ăn buổi trưa tại phòng trọ trong những ngày cách ly ở quận Gò Vấp, TP HCM |
Tại các phường 14, phường 15, quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 là nơi trú ngụ của nhiều công nhân lao động hiện nay. Họ hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Bình, doanh nghiệp tại quận 12, quận Gò Vấp. Nhưng vì liên quan đến nhiều ca nhiễm dịch Covid -19 nên tại các địa điểm trên đang được cách ly phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh.
Ở nhà đã được 5 ngày từ khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ được thực hiện, chị Nguyễn Phương Hạnh cảm thấy rất buồn và lo lắng. Chị Hạnh quê ở Quảng Ngãi vào TP HCM làm việc được 6 năm, hiện đang làm việc tại Công ty may Minh Hoàng, phường 14, Gò Vấp. Lúc đầu nghe tin ngừng việc để thực hiện cách ly chị Hạnh bất ngờ lắm, vì gia đình chị chưa kịp chuẩn bị gì. Công ty có ứng trước cho chị 3 triệu đồng để chi phí trong những ngày giãn cách xã hội.
Khu vực cách ly là xóm trọ công nhân thuộc phường 14, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh Đào Hoa |
“Vợ chồng tôi cùng bất ngờ về việc thực hiện giãn cách đột ngột quá, chưa chuẩn bị lương thực. Ngay chiều 30 khi đi làm về chỉ kịp mua rau củ, mỳ tôm để ở nhà. Từ hôm giãn cách đến nay hai vợ chồng ăn mì tôm hoặc chỉ ăn 2 bữa một ngày cho tiết kiệm. Con trai tôi học lớp 2 nhưng đã gửi ở quê để ông bà nội chăm và cho đi học từ đợt dịch bệnh năm ngoái. May mà cháu ở quê, nếu không vợ chồng tôi lại thêm một phần lo lắng trong mùa dịch này”, chị Hạnh kể.
Theo lời chị Hạnh, có nhiều gia đình công nhân cũng giống như chị, cả ngày lầm lũi trong căn phòng trọ chật hẹp đọc tin tức, lướt mạng xã hội mà trong lòng thì nóng như thiêu đốt. Anh chị công nhân trong khu cách ly chỉ mong 15 ngày trôi qua nhanh để mọi người trở lại đi làm bình thường, được gặp gỡ, giao lưu với nhau. Dù buồn chán, nhưng vì sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội, anh chị luôn tuân thủ đúng việc cách ly.
Công nhân được hỗ trợ lương thực khi cách ly tại nhà lưu trú |
Chị Nguyễn Thị Nguyệt cũng là người lao động đang thực hiện giãn cách xã hội tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM. Đã 5 ngày nay chị không ra ngoài, không tiếp xúc với ai vì sợ dịch bệnh. Hàng ngày ở nhà không làm gì chị Nguyệt chủ yếu giải trí trên mạng xã hội; nấu ăn và tập thể dục nâng cao sức khỏe.
“Phải ở trong nhà 15 ngày, tôi đã tự làm những hoạt động để nâng cao sức đề kháng cho bản thân như tập yoga, xem phim giải trí và sử dụng những thực phẩm lành mạnh. Vì tôi có một mình không có quá nhiều áp lực gia đình, kinh tế nên cuộc sống hiện tại cũng dễ chịu hơn so với nhiều người phải chăm sóc con cái… Khi biết thông tin giãn cách xã hội, tôi đã chủ động lên kế hoạch những điều mình nên làm, cần làm để nâng cao thể lực, sức khỏe và luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan”, chị Nguyệt tâm sự.
Người lao động lấy gạo miễn phí tại phường Thạnh Lộc, quận 12 |
Ngay sau khi quận Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội, các chủ nhà trọ, công đoàn, mạnh thường quân đã đến hỗ trợ lương thực. Công nhân, lao động 100% ở trong nhà trọ, không đi ra ngoài cho nên việc hỗ trợ gạo, muối, mì tôm là cực kỳ cần thiết.
Cô Tuyền - chủ nhà trọ tại quận Gò Vấp xưa nay nổi tiếng có tấm lòng nhân hậu, thường xuyên giúp đỡ công nhân nghèo. Lo công nhân không có đồ ăn, nước uống, cô Tuyền đã chuẩn bị những phần quà tặng cho khu cách ly để giúp đỡ họ.
“Hầu hết những người thuê trọ tại nhà tôi đều ở tỉnh lẻ đến, có nhiều hoàn cảnh khổ cực lắm. Vậy nên giúp được gì thì tôi giúp thôi. Hiện tại, vì dịch bệnh nên họ không thể ra ngoài làm việc, tôi sẽ giảm tiền trọ cho họ nửa tháng này; ngay khi cách ly tôi cũng mua mì tôm tặng cho mỗi phòng để ăn. Những thứ đó giá trị không nhiều, nhưng nó thiết thực với họ trong ngày này”, cô Tuyền cho biết.
Công nhân được xét nghiệm Covid -19 tại nơi làm việc. |
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp cho biết, trong ngày 31/5, ngày đầu tiên quận Gò Vấp thực hiện cách ly xã hội, LĐLĐ quận đã tổ chức trao tặng 61 phần quà nhu yếu phẩm gồm: gạo, đường, dầu ăn... để hỗ trợ người lao động đang thực hiện cách ly tại khu vực phường 15, quận Gò Vấp. Đây là những người lao động bị ảnh hưởng đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay.
“Hiện quận Gò Vấp có khoảng 400 người lao động thuộc diện này và LĐLĐ quận Gò Vấp sẽ tiếp tục phối hợp cùng địa phương khảo sát, chăm lo cho người lao động đang phải cách ly liên quan chuỗi nhiễm bệnh Covid-19. Ngoài ra, LĐLĐ quận Gò Vấp cũng đang thống kê số người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam để có chăm sóc kịp thời", bà Yến nói.
Dịch bệnh Covid -19 tại TP HCM tình hình diễn biến căng thẳng, chính vì vậy mọi người ai cũng có ý thức thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chính quyền địa phương. Người lao động tuy gặp nhiều khó khăn khi sống trong khu phong tỏa nhưng họ luôn có sự lạc quan, tin tưởng dịch bệnh rồi sẽ được đẩy lùi nhờ sự đồng lòng của mọi người.
Công đoàn hỗ trợ kịp thời người lao động trong vùng dịch tại TP HCM Các quận Gò Vấp, Bình Thạnh và khu công nghiệp tại TP HCM là những điểm nóng về dịch bệnh Covid-19. Cả TP HCM đang ... |
LĐLĐ TP HCM: Chăm lo gần 20.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Đã có 19.750 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được các cấp Công đoàn TP HCM chăm lo. Dự kiến ... |
TP HCM: Các cấp công đoàn cảnh giác cao với nguy cơ bùng phát Covid-19 LĐLĐ TPHCM yêu cầu tổ chức công đoàn các cấp tăng cường cảnh giác ở mức cao nhất đối với nguy cơ bùng phát dịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”