Cô gái dành cả tuổi thanh xuân “chẩn bệnh” ông Trời
Người lao động - 17/01/2020 09:41 Trương Đông
Trạm Khí tượng tại ngoại ô thành phố Cao Bằng – nơi chị Lan Thảo thu thập số liệu thống kê về nhiệt độ, độ ẩm trong ngày tại khu vực - Ảnh nhân vật cung cấp |
Ở Cao Bằng, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, những danh lam thắng cảnh nơi đây khiến cho mọi người chỉ nghe qua đã nghĩ đến nghỉ ngơi du ngoạn và tham quan thắng cảnh. Tuy nhiên, vẫn có những người hàng ngày lặng thầm đóng góp cho an toàn sản xuất, đời sống nhân dân và cho sức khỏe của mọi người. Đấy chính là nhiệm vụ dự báo thời tiết, công việc đặc thù chỉ nam mới theo được.
Trước đây, khi đến Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng, người ta bất ngờ về duy nhất một “bóng hồng” đều khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ. Đó là chị Bùi Thị Lan Thảo, 30 tuổi, Dự báo viên phòng Khí tượng, chị sẽ kể chúng ta nghe về khoảng thời gian thanh xuân tươi đẹp gắn bó cùng nghề “chẩn bệnh” ông Trời…
Chị Lan Thảo chia sẻ, mình xuất thân từ vùng quê lúa trù phú Thái Bình. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mình đã vô cùng hứng thú các môn về khoa học nên từ cấp 2 đã bắt đầu hướng vào học khoa học trái đất, “sống chết” để vào trường Tự nhiên. Nói “sống chết” cũng không ngoa vì ở một vùng quê nghèo thì bộ môn này còn khá xa lạ, bị cho là thiếu “an toàn” không thiết thực, mình đã phải đấu tranh tư tưởng với gia đình rất nhiều.
Khi đỗ trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, mình luôn cố gắng để “biết mọi thứ”, đi làm hy sinh một vài thú vui, thời gian rảnh, thậm chí cuộc sống cá nhân để trau dồi chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và trúng tuyển vị trí công tác, mình đã tình nguyện lên công tác tại nơi này, tính ra cũng được gần 4 năm…
Lặng lẽ nghề “chẩn bệnh” ông Trời
Hằng ngày, chị Thảo cập nhật số liệu từ các trạm khí tượng làm các dự báo hạn ngắn, vừa, dài để phát tin. Dù theo giờ hành chính nhưng nếu có thời tiết cực đoan, bất thường thì phải trực không kể ngày đêm. Những năm đầu về Cao Bằng công tác, chị bắt đầu làm việc ở trạm khí tượng, chưa về trung tâm chính. Hồi đó, chị phải làm các công việc đo lường, đều đặn các mốc thời gian: 1h, 4h, 7h, 10h, 13h, 16h, 19h, 22h, chị phải ra lều khí tượng ngoài trời để đo nhiệt, độ ẩm, tính toán các dấu hiệu thời tiết để kịp thời chuyển về Đài trung tâm xử lý. Từ đó, những bản tin thời tiết được kịp thời cung cấp đến đông đảo người dân. Bình thường không sao, nhưng mưa gió, giá rét thấu xương vẫn phải thực hiện nhiệm vụ.
Chị Thảo kể: “Ban đầu, tôi sợ nhất làm ca đêm. Giữa màn đêm và tĩnh lặng núi rừng, bất kể điều kiện thời tiết nào, con gái một mình lại không có nhà công vụ nhưng vượt trên sợ hãi, nếu tôi nghĩ nếu không làm tròn công việc sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Hơn nữa, Cao Bằng là tỉnh miền núi mùa mưa lũ hay xảy ra những dạng thời tiết nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất bất ngờ; vào mùa đông là cửa ngõ đất nước đón gió mùa Đông bắc. Vì thế, tôi cùng các đồng nghiệp luôn tâm niệm phải cẩn trọng, không cẩu thả trong nhận định, đánh giá thời tiết để đảm bảo an toàn, sinh hoạt người dân ổn định…”
Thỉnh thoảng, đứng trên cao ngắm sông núi, tôi luôn nhìn về phương Nam, mảnh đất cố hương, cũng nhớ quê nhiều lắm nhưng dần quen, không suy nghĩ lan man ảnh hưởng đến công việc. Chị Thảo chia sẻ, bản thân chưa hài lòng với chính bản thân là những lần dự báo chưa chuẩn xác mà không rõ sai ở đâu? Chị mong muốn sẽ có cơ hội trau dồi, nâng cao nghiệp vụ nhiều hơn. Và nếu ai hỏi mình có hối hận vì đã chọn ngành khí tượng không? Mình sẽ trả lời: “Chưa từng và không bao giờ cảm thấy quyết định bản thân là sai lầm”.
Cúng ông Công ông Táo là Lễ quan trọng trong tâm thức của người Việt. Lễ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy nguồn ... |
Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
Bộ luật Lao động 2012 đã quy định rõ những trường hợp công nhân, người lao động được thanh toán vé tàu, xe trong thời ... |
Sáng nay 15/1, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tuyên phạt 3 bị cáo trong vụ học sinh Trường Gateway tử vong do bị ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
Đời sống - 23/08/2024 16:51
“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai
Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!