Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 01:13

Vụ bé 10 tuổi rơi ống sâu 35m: Thiệt hại từ mất an toàn không tính được bằng con số!

Người lao động - PHẠM THỦY

Sau hàng trăm giờ với hàng nghìn lượt nhân viên, chuyên gia cứu hộ miệt mài làm việc, quá trình cứu hộ nạn nhân Thái Lý Hạo Nam vẫn chưa kết thúc. Những thiệt hại này có thể tránh khỏi nếu nhà thầu, đơn vị thi công tuân thủ quy định an toàn lao động. Sự việc này gióng lên hồi chuông lớn về việc nhận thức lại những tác động, ảnh hưởng khôn lường của việc không tuân thủ quy định an toàn lao động. Tạp chí Lao động Công đoàn đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững TP.HCM – IRSH, cung cấp thêm một góc nhìn cho độc giả.
Bé gái 3 tuổi rơi xuống ống cống ở Bắc Giang và những vụ trẻ gặp nạn nơi công trường Vụ bé trai 10 tuổi bị nạn ở Đồng Tháp: Cuộc giải cứu chạy đua với thời gian Vụ bé trai 10 tuổi bị rơi xuống ống sâu 35 mét: Đã bước sang ngày thứ 10
Chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng, Viện trưởng viện Phát triển bền vững. Ảnh: PV
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng - Viện trưởng viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững TP.HCM. Ảnh: NVCC

PV: Xin chào ông, ông nghĩ thế nào về tai nạn em bé rơi xuống trụ bê tông tại Đồng Tháp?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng: Ban đầu đây chỉ là vấn đề an toàn lao động và tai nạn, thuộc phạm vi rất hẹp. Phạm vị nội bộ trong một doanh nghiệp, của chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình và đơn vị giám sát. Sự cố là một cháu bé 10 tuổi bị té. Có thể đây chỉ là vấn đề dân sự. Nhưng không may, tính chất của sự việc này dần trở nên nghiêm trọng khi công tác cứu hộ gặp những trở ngại quá lớn. Ống cọc, nơi bé Thái Lý Hạo Nam 10 tuổi bị rơi xuống quá sâu, 35 mét, khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn. Ngày 2/1/2023, hai ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn, Thủ tướng đã có công điện khẩn gửi tới các cơ quan chức năng. Vấn đề lập tức chuyển thành sự cố truyền thông, với hàng triệu cặp mắt nhìn, quan sát và thậm chí của cả truyền thông thế giới.

Vụ em bé rơi xuống ống sâu 35 mét: Thiệt hại về an toàn không tính được bằng con số!
Hiện trường nơi bé Hạo Nam gặp nạn nhìn từ trên cao. Ảnh: Ngọc Tài (VnExpress)

Về mặt kỹ thuật, tình huống này là một thách thức lớn cho công tác cứu hộ. Chiều sâu của trụ bê tông tới 35 mét, tương đương với chiều cao của một số toà nhà cao tầng lớn. Khi rơi xuống từ chiều cao như thế, tình trạng đa chấn thương cũng làm trầm trọng thêm cơ hội sinh tồn của nạn nhân. Trụ bê tông có đường kính quá nhỏ, 25 cen-ti-mét, chỉ nhỉnh hơn gang tay một chút. Em bé rơi xuống thì cũng rất khó để kéo lên, ngay cả khi bé nắm được sợi dây, và có đủ dưỡng khí, sức khoẻ. Khó khăn khách quan đầu tiên phải kể đến là chúng ta chưa có tiền lệ cứu hộ trong trường hợp như thế này. Thiết bị để cứu hộ cũng không đáp ứng được. Những chuyên gia cứu hộ hàng đầu cũng không có phương án có sẵn. Thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu phương tiện dụng cụ.

PV: Xin ông đánh giá tổng quan về những thiệt hại mà gia đình nạn nhân và các bên liên quan gặp phải ở tai nạn này?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng: Thiệt hại về người và của là tất yếu. Đầu tiên phải nhắc đến sự việc diễn ra dưới những bản tin và hàng triệu người đọc, mọi hoạt động cứu hộ cho một tai nạn đột ngột trở thành sự kiện truyền thông. Và thay vì làm công tác cứu hộ trong thầm lặng, những bên liên quan phải làm việc dưới sức ép rất lớn của dư luận, cả trong nước và quốc tế, với điều kiện cứu hộ gồm rất nhiều khó khăn khách quan. Những tờ báo quốc gia và hàng đầu thế giới. Giống như cách đây nhiều năm đã xảy ra vụ tai nạn và thế giới nín thở trong nhiều giờ chờ đợi kết quả cứu nạn tại Chile. Và họ có những thuận lợi để tiến hành cứu hộ thành công đội thợ mỏ. Tôi cho rằng, với sự kiện này, những thiệt hại kinh tế đầu tiên có thể nhận diện là ở tầm quốc gia.

Đầu tiên, dư luận thế giới sẽ đặt ra câu hỏi “Vì sao lại để vụ việc này xảy ra?”. Thứ hai, tại sao không có phương án, dụng cụ, phương tiện, thiết bị cứu hộ sẵn có? Thứ ba, ngay cả khi tập hợp tất cả những người có chức trách: cơ quan chức năng, lực lượng quân đội… thì hiện tại phương án giải cứu được xem như không khả thi.

Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín quốc gia ở góc độ kinh tế sau đây: những khó khăn nhất định trong thu hút đầu tư nước ngoài. Vấn đề an toàn của Việt Nam không có độ chắc chắn. Điều này dẫn đến sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, những đối tác trong nước, khi mời gọi đầu tư nước ngoài, với những hợp đồng trong nước thì ở nước ngoài sẽ xem như đây là một vấn đề cần phải thẩm tra hiện trường trước khi đưa ra những quyết định hợp tác về kinh tế. Lấy xác nhận của các cơ quan có chức năng đảm bảo an toàn. Thậm chí phải có cam kết của Chính phủ về việc đảm bảo an toàn thì họ mới đầu tư.

Tiếp theo, có thể kể đến sự đình trệ trong các hợp đồng tương lai về thi công công trình. Các bên bán, bên mua, bên nhà thầu và bên khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá chất lượng công trình của nhà thầu trong nước. Qua sự kiện trên thì đằng sau chất lượng công trình là một quy trình chuyên nghiệp đảm bảo cho chất lượng, tiến độ bàn giao công trình phải được đánh giá, giám sát chặt chẽ. Như chúng ta đã biết, một trong những điều khoản quan trọng của các hợp đồng thầu là tiến độ hoàn thành. Chậm một ngày có thể làm thất thoát nhiều tỷ đồng.

Vụ em bé rơi xuống ống sâu 35 mét: Thiệt hại từ mất an toàn không tính được bằng con số!
Hiện trường vụ tai nạn bé trai bị rơi xuống trụ bê tông sâu 35 mét. Ảnh: Hoàng Nam (VnExpress)

Ở phương diện kinh tế tầm quốc gia, chúng ta đã ký những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới trong giai đoạn này, như CPTPP, và gần đây nhất là RCEP. Theo nguyên tắc, chúng ta có nghĩa vụ thực hiện cam kết về an toàn, đảm bảo cho các bên về chuỗi kinh doanh. Sự kiện này khiến cho khách hàng của quốc gia thành viên e ngại. Trong các hiệp định nổi lên vấn đề phải an toàn, đảm bảo an toàn theo chuỗi. Không thể không lường trước việc những quốc gia thành viên này sẽ xem lại vấn đề an toàn, đảm bảo không chỉ là trụ bê tông nơi công trường thi công mà còn là máy móc, con người, là năng lực đảm bảo tính kỷ luật của các công đoạn trong một công trình: quy chuẩn về bảo hộ lao động, yếu tố bảo vệ môi trường, an sinh của khu vực nơi các công trình đang được thi công.

Từ thông tin mặt ngoài gây tâm lý e ngại như vậy, họ sẽ tái kiểm tra thẩm định. Trong các hiệp định thương mại tự do đa phương, quốc gia thành viên có thể yêu cầu xác nhận, thậm chí là các cam kết Chính phủ thì họ mới tiến hành đầu tư. Để có thể đảm bảo tiến độ giao hàng, nghiệm thu, thời gian, chất lượng. Vì với những quy trình thiếu chuyên nghiệp như vậy rất dễ bị thâm dụng nhân sự, đảo lộn thời hạn bàn giao, …

PV: Trong trường hợp này, những thiệt hại đối với doanh nghiệp được nhận định như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng: Thiệt hại đầu tiên là tên tuổi của nhà thầu bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, tất cả đều gánh chịu thiệt hại nặng nề. Về mặt nguyên tắc trên các công trường luôn có câu: An toàn là trên hết. An toàn này liên quan đến trách nhiệm của đội thi công. Khi xảy ra sự cố, câu hỏi sẽ là: tại sao không đề xuất các phương án, phải kiểm tra hàng ngày hàng giờ, đơn vị giám sát là ai? tên gì? năng lực tới đâu? Trong quan hệ kinh tế thì các khách hàng sẽ dừng lại. Với các hợp đồng đã kí trong tương lai, khách hàng có thể ngưng lại hoặc rất khó khăn để tiếp tục. Thậm chí, cực đoan là các khách hàng có thể rút đi vì lo sợ. Các đối tác rút đi, chủ đầu tư mất niềm tin có thể đưa ra các quyết định lập đơn vị giám sát thi công để giám sát, kiểm soát.
Như vậy, đơn vị đầu tư phải đầu tư thêm hệ thống máy móc bảo đảm an toàn cho quy trình. Phải có kiểm toán số liệu thì mới thuyết phục đối tác. Có những trường hợp công ty vừa phải tái cấu trúc, trang bị lại, vừa phải đổi tên công ty, đổi tên nhà thầu.

Lí do là, sau khi sự cố xảy ra, chỉ cần nhắc đến tên là người ta đã rất sợ. Mặc dù công trình của công ty vẫn đang được sử dụng, nhưng khi chọn tên tuổi hợp tác thì các nhà đầu tư chọn thương hiệu trong sạch. Ví dụ như Formosa chẳng hạn. Formosa sẽ gắn liền với hình ảnh huỷ hoại môi trường trong tâm trí của mọi người dân.

Vụ em bé rơi xuống ống sâu 35 mét: Thiệt hại về an toàn không tính được bằng con số!
Anh Thái Văn Tấn Tài những ngày qua luôn túc trực ở công trường cứu hộ chờ tin con. Ảnh: Hoàng Nam (VnExpress)

PV: Ở góc nhìn kinh tế, ông có thể chỉ ra thiệt hại mà nạn nhân và gia đình gặp phải?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng: Tôi xin phép được gọi chung là thiệt hại về mặt xã hội. Đầu tiên, tai nạn này làm cho người dân nảy sinh tâm lý bất an với tất cả các công trình đang hiện diện. Nỗi bất an khi ở gần những công trình đang thi công khiến họ phải luôn cảnh giác, lo lắng về những tai nạn rình rập.
Thứ hai, tai nạn thương vong luôn gây tổn thương mất mát vô cùng lớn. Người bị nạn là trẻ nhỏ sẽ gây cảnh gia đình tang thương. Cha mẹ tự trách sao lại ở gần nơi nguy hiểm đó, vì sao không lo cho con, sao mình nghèo. Sự dằn vặt đeo bám họ suốt cuộc đời. Nó rất có thể thay đổi toàn bộ cuộc đời của họ. Nếu người bị nạn là người trưởng thành thì gia đình mất đi trụ cột. Ở những công trường khác, người dân thiếu niềm tin vào công trình đang xây dựng, cũng gây mất thời gian dài để ổn định tư tưởng, dẫn đến những quyết định bỏ việc.

PV: Vậy xin ông chia sẻ một vài giải pháp có thể thực hiện ngay để giảm thiểu tối đa những thiệt hại?

Ông Nguyễn Hoàng Dũng: Về giải pháp để phòng ngừa rủi ro thì ở cấp độ quốc gia cần có nghị định khẩn cấp, cập nhật tình hình mới về vấn đề an toàn lao động trên, trong công trường đang thi công. Hoặc nếu đã có rồi, đề nghị nâng cấp, cập nhật các tiêu chuẩn an toàn cho các công trình, nhất là những công trình lớn để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
Nghị định phải có tính thực tiễn, phải đảm bảo các đơn vị liên quan, đối tượng của nghị định phải thực hiện. Quan trọng nhất là có đơn vị giám sát độc lập của nhà nước, tránh việc thành lập theo lối mòn, kiểu chữa cháy. Cần có chế tài đủ sức răn đe, phải truyền thông, đối tượng áp dụng phải học thuộc, phải tuân thủ. Nhiều khi nghị định đưa ra cuối cùng nằm ngay trong hộc tủ của bộ phận văn thư hành chính. Hoàn toàn không đi ra tới công trường.

Mặt khác, phải xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị để xử lý tình huống khó. Ít nhất mỗi tỉnh đều có. Không đợi đến khi xảy ra sự cố thì mới chuyên chở từ nơi khác tới. Đầu tư trang thiết bị cứu hộ khẩn cấp, hiện đại, có thể xử lý ứng phó được những tình huống đặc thù. Phải có phương án an toàn tuyệt đối. Cần có cơ quan, bộ phận chuyên trách đặc trách về vấn đề đó để đi kiểm tra góp ý công trình. Phải có nguồn lực để thực thi tại mỗi tỉnh, địa phương.

Về phía doanh nghiệp, phải có ban an toàn, an toàn trong toàn bộ quá trình công trình thi công. Phải có phân công ca kíp trực rõ ràng, khu vực nào ai phụ trách, có quy chế nhắc nhở, ký sổ, ký tên. Ký xong là phải tuân thủ. Nếu không có sổ là nhập nhằng thời gian chuyển giao. Công ty phải đầu tư cho công tác an toàn đó, phải chấm công cho nhân sự. Đi giữa nắng mưa kiểm tra chỉ phải chi trả mấy chục ngàn trong khi chủ đầu tư quản lý hàng tỷ, nhiều tỷ vốn công trình. Người kiểm tra có trách nhiệm sẽ phát hiện đề xuất nhắc nhở xử lý kịp thời những sự vụ như hố tử thần, hàng rào, chó mèo, ống nước hư, trụ điện muốn gãy, công cụ trên không…

Đầu tư ngay lập tức thiết bị chuông báo, hàng rào, hệ thống trang thiết bị chống trộm truyền thông qua zalo, viber. Những thiết bị này có chuông báo, có thiết bị cảm ứng truyền tin khi có vật di chuyển trong khu vực cấm, để đảm bảo an toàn cho người dân.

Đối với xã hội, cụ thể hơn là cấp phường, khu phố, tổ trưởng khu dân cư... phải có thông báo đặc biệt cho những khu vực có công trường mới đang thi công như nhà, chung cư hoặc một công trình Nhà nước đang thi công. Thực hiện trách nhiệm thông báo, và thông báo nhiều lần. Địa phương yêu cầu chủ công trường rào chắn, gắn camera.
Đối với nhà trường, cha mẹ, gia đình, cơ quan chức năng thường xuyên có bảng tin. Nhà trường cần đưa những tiết học giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ. Rèn luyện thành ý thức để tự bảo vệ bản thân, sau này là ý thức bảo vệ người trong gia đình. Chỉ có thể tiến hành công tác an toàn trong lao động một cách đồng bộ, với một ý thức, quyết tâm cao trong mỗi công dân thì tương lai mới hy vọng có thể giảm thiểu những thiệt hại như sự cố đau xót này.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Huy động mọi lực lượng, phương tiện để cứu cháu bé rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp Huy động mọi lực lượng, phương tiện để cứu cháu bé rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp
Vụ bé trai 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông: Vẫn chưa xác định được vị trí cháu bé Vụ bé trai 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông: Vẫn chưa xác định được vị trí cháu bé
Giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông: Dự kiến chiều nay sẽ hoàn thành Giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông: Dự kiến chiều nay sẽ hoàn thành
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Các chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp về an toàn, vệ sinh lao động.

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Đời sống -

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ kéo dài tới 45 ngày.

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Đời sống -

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Gác lại vui buồn năm cũ, người lao động cả nước hân hoàn chào đón năm mới 2024 với nhiều kỳ vọng vào những khởi sắc mới.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Đời sống -

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu nhập.

Năm nay thoát cảnh ở trọ vì có “Mái ấm Công đoàn”

Công nhân có gì vui? -

Năm nay thoát cảnh ở trọ vì có “Mái ấm Công đoàn”

Dự kiến sau Tết, gia đình chị Ngọc sẽ khởi công xây dựng ngôi nhà mơ ước sau nhiều năm đi thuê trọ.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Đời sống -

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

"Món quà hỗ trợ từ Công đoàn làm chúng em ấm lòng"

Công nhân có gì vui? -

"Món quà hỗ trợ từ Công đoàn làm chúng em ấm lòng"

Châu Thiệp là một trong 1.200 công nhân có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà hỗ trợ từ Công đoàn Công ty Taekwang Vina vào ngày 20/12 vừa qua.

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Đời sống -

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long An với tiền thưởng gần 5,7 tỉ đồng/người. Trong khi đó, có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết ở mức 100 nghìn đồng.

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Đời sống -

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Khoảng 1.250 công nhân Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) sẽ phải tạm ngừng việc 03 tháng kể từ ngày 25/12/2023, theo thông báo mới nhất từ phía doanh nghiệp.

Niềm vui lần thứ 3 nhận giải thưởng Vô lăng Vàng

Người lao động -

Niềm vui lần thứ 3 nhận giải thưởng Vô lăng Vàng

Tối nay, 23/12, anh Phạm Hữu Trường - tài xế Công ty TNHH Mai Linh Bắc Ninh vui mừng đón nhận giải thưởng Vô lăng Vàng do Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia trao tặng.

Chỉ mong được thưởng Tết như mọi năm là vui lắm rồi!

Công nhân có gì vui? -

Chỉ mong được thưởng Tết như mọi năm là vui lắm rồi!

Đó là chia sẻ của chị Hoàng Thị Diệu Linh - công nhân Công ty TNHH MSV, KCN Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Nữ công nhân hăng say làm việc hơn nhờ nhận phúc lợi tốt

Công nhân có gì vui? -

Nữ công nhân hăng say làm việc hơn nhờ nhận phúc lợi tốt

Tranh thủ ít phút giải lao ngắn ngủi H’Đài – nữ công nhân vận hành thuộc Phân xưởng tuyển khoáng, Công ty Nhôm Đăk Nông TKV (Đăk Nông) chia sẻ với tôi về công việc hằng ngày của mình.

Người đưa kỹ thuật mổ nội soi với chỉ một vết mổ dưới 2cm lên ngang tầm thế giới

Đời thợ -

Người đưa kỹ thuật mổ nội soi với chỉ một vết mổ dưới 2cm lên ngang tầm thế giới

Những ngày đầu tháng 12, truyền thông "rúng động" bởi tin tức một gia đình người Úc đưa con sang Việt Nam điều trị căn bệnh nang ống mật chủ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi một lỗ đặc biệt khó mà trên thế giới mới chỉ có 2 quốc gia làm được. Niềm tự hào xen lẫn sự tò mò đã hối thúc tôi phải tìm gặp bằng được vị bác sỹ ở Việt Nam đi đầu thực hiện được kỹ thuật này. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi tuy ngắn ngủi nhưng đã khiến lòng cảm phục và tự hào trong tôi càng lớn hơn gấp bội.

Niềm vui bên trái bóng

Công nhân có gì vui? -

Niềm vui bên trái bóng

Với Đậu Thị Oanh - công nhân Đội 6, Công ty TNHH MTV Cà phê 715A Đắk Lắk, được chơi bóng chuyền hơi sau mỗi ngày làm việc căng thẳng là niềm vui lớn.