Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 22:47

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống - TRẦN LƯU

Các ý kiến cho rằng: “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”…
Loạt doanh nghiệp muốn giảm mức đóng bảo hiểm xã hội về như năm 2009 11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Dự thảo Luật BHXH: chốt 2 phương án về chế độ rút BHXH một lần

Không thể chờ lương hưu

Vừa qua, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã được đưa ra để lấy ý kiến trong dư luận. Vấn đề được công nhân lao động đặc biệt quan tâm là phương án rút BHXH. Theo đó, Dự thảo đưa ra 2 phương án rút BHXH một lần.

Phương án một, chỉ nhóm tham gia trước khi Luật có hiệu lực (trước 1/7/2025) mới được rút. Nhóm đóng sau thời điểm này không được rút, trừ người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư; mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Phương án hai, không phân biệt thời gian đóng, tất cả lao động đóng dưới 20 năm, sau một năm không tham gia hệ thống đều được rút nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Số năm còn lại được bảo lưu hưởng chế độ. Phương án này không giới hạn số lần lao động được rút.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động chờ rút BHXH trên địa bàn TP Thủ Đức trong năm 2022. Ảnh: Tr.L.

Thông tin này lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, và gây tác động lớn đến công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Ghi nhận tại Công ty TNHH Lạc Tỷ (quận Bình Tân, TP. HCM), doanh nghiệp này có 2.700 lao động đang làm việc. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đã có 36 trường hợp nộp đơn xin nghỉ việc.

Anh Huỳnh Văn Hùng (SN 1989, quê ở Tiền Giang) làm việc tại Công ty TNHH Lạc Tỷ đã 13 năm. Vừa qua, anh Hùng nộp đơn xin nghỉ việc vì lo sợ phương án 1, Luật BHXH (sửa đổi) được thông qua, anh sẽ không thể rút được BHXH một lần.

Vợ chồng anh Hùng đều làm ở Công ty Lạc Tỷ, có với nhau một đứa con nhỏ đang học mẫu giáo. Sau nhiều lần đắn đo, anh Hùng quyết định nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 1/6/2023, rồi anh dắt theo đứa con nhỏ về quê ở Tiền Giang. Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình làm vườn để sống qua ngày. Mỗi tháng anh nhận trợ cấp thất nghiệp được khoảng 3 triệu đồng để trang trải cuộc sống.

“Sau khi bàn tính, vợ tôi vẫn ở lại làm việc, vì nếu cả hai người đều nghỉ thì không còn kế sinh nhai, không biết lấy gì mà ăn”, anh Hùng nói và cho biết thêm: “Mức lương căn bản của tôi hiện nay là 9,2 triệu đồng, vừa qua, tôi nộp đơn nghỉ việc là để chờ rút BHXH. Nếu để qua năm và phương án 1 được thông qua, tôi lo sẽ không rút được nữa. Tôi chưa tính ra được số tiền mình rút được là bao nhiêu, nhưng ước chừng cũng trên dưới trăm triệu đồng. Số tiền đó, giúp tôi và gia đình giải quyết được rất nhiều việc. Tui (tôi) tham gia BHXH nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chờ lãnh lương hưu”.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?
Công nhân lao động muốn rút BHXH một lần để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Tr.L.

Tương tự, 12 năm trước, anh Nguyễn Tấn An (SN 1987) rời quê Vĩnh Long lên TP.HCM làm việc ở Công ty Lạc Tỷ. Anh là một trong số 36 trường hợp xin nghỉ việc ở Công ty vừa qua. Như những công nhân khác, anh An cũng muốn nhận trợ cấp BHXH một lần vì lo sợ Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực và phương án 1 được chọn.

Với mức lương cơ bản hơn 8 triệu đồng, thâm niên làm việc 12 năm, anh An nhẩm tính nếu rút BHXH một lần, số tiền anh nhận được sẽ hơn 100 triệu đồng. Theo anh An, anh chọn phương án rút một lần vì thời gian chờ được lĩnh lương hưu quá dài. Hiện nay, đa số công nhân mất việc khi đến 40, 45 tuổi, muốn lĩnh lương hưu phải chờ thêm 15 năm với nữ, 17 năm với nam. Trong thời gian này họ không biết lấy gì để sống nếu không rút bảo hiểm.

“Nhiều người nói, công nhân nghỉ việc chờ rút BHXH là để “chạy luật”, nhưng tôi thấy không có gì sai cả, vì việc này được pháp luật cho phép. Tôi chưa biết phương án nào được chọn nhưng tôi nghĩ người lao động phải nên được rút BHXH, vì về cơ bản, đó là tiền của chính họ. Trong những trường hợp như: tai nạn, bệnh hiểm nghèo… thì số tiền đó đối với chúng tôi thật sự cấp thiết”, anh An nêu ý kiến.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động ở TP.HCM làm thủ tục rút BHXH. Ảnh: Tr.L.

"Không ai muốn rút BHXH một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ"

Một lãnh đạo Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Lạc Tỷ cho biết, trong 36 trường hợp xin nghỉ việc, đa phần là để chờ rút BHXH một lần. Họ lo sợ nếu để qua năm 2025, Luật BHXH thay đổi, công nhân không rút được số tiền đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

“Tôi làm việc ở Công ty đã 22 năm, từ lúc làm công nhân cho đến lên làm cấp quản lý, cuộc sống của người lao động rất khó khăn. Nhiều lao động làm việc ở Công ty lâu năm, nay họ nghỉ việc, Công ty rất tiếc nhưng không thể giữ họ ở lại được. Sẽ không ai muốn rút BHXH một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”, cán bộ công đoàn này nói.

Cũng theo lãnh đạo này, tình trạng công nhân nghỉ việc chờ rút BHXH đã phát sính ra tình trạng các doanh nghiệp “lách luật” để tuyển dụng lao động. Theo đó, khi công nhân nghỉ việc ở một doanh nghiệp, họ sẽ chờ một năm để được rút BHXH một lần. Trong thời gian này, họ xin việc ở một công ty khác, lúc này doanh nghiệp nhận họ vào làm với tính chất “thời vụ”, không phải đóng BHXH.

Đối với những công nhân đã làm việc lâu năm có tay nghề, họ được doanh nghiệp tính toán, quy ra số tiền đóng BHXH rồi trả thẳng vào thu nhập của công nhân. Với cách làm này, doanh nghiệp vừa có lợi vì không phải chịu gánh nặng đóng BHXH, lại tuyển được công nhân có tay nghề cao, còn người lao động vừa có việc làm, thu nhập trong thời gian chờ rút BHXH.

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM. Ảnh: L.H.

Hãy đứng dưới góc nhìn của người lao động

Theo LĐLĐ TP. HCM, hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng từ khi xuất hiện Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); số lượng công nhân lao động nghỉ việc rút BHXH một lần đã tăng so với trước. Đây chưa phải là một “hiện tượng phổ biến”, ồ ạt mà chỉ xuất hiện ở một số doanh nghiệp.

Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, chia sẻ, thời gian qua các cấp Công đoàn TP đã tích cực tuyên truyền, giải thích để công nhân lao động hiểu rõ về những thiệt thòi hơn khi rút BHXH một lần hoặc để lại.

Trong vai trò người đứng đầu Công đoàn TP.HCM cũng là Đại biểu Quốc hội, từng lắng nghe và góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, cho rằng: "Giữa hai phương án, nếu lựa chọn, thì phương án 1 sẽ phù hợp, được ủng hộ nhiều hơn. Vì theo phương án này, từ đây đến trước ngày (dự kiến) Dự thảo Luật có hiệu lực, người lao động vẫn được quyền rút BHXH, nghĩa là nó không gây xáo trộn, hoặc tác động tâm lý đến đoàn viên, người lao động. Họ nhận thấy rằng, bản thân mình vẫn có “quyền” được rút theo quy định.

Vừa qua, người lao động nộp đơn xin nghỉ việc, theo tính toán của họ, sẽ vừa đủ thời gian chờ một năm để rút toàn bộ tiền đã đóng. Sau đó họ vẫn kịp tham gia lại thị trường lao động trước thời điểm 2025, tức thuộc nhóm tham gia trước khi Luật có hiệu lực nên sau này vẫn được rút một lần nếu phương án 1 được chọn".

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?
Doanh nghiệp lo thiếu hụt lao động khi công nhân xin nghỉ việc để rút BHXH. Ảnh: Tr.L.

Theo Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, vấn đề tuổi hưu đã được quy định tại Luật BHXH (sửa đổi) chúng ta phải chấp nhận và chia sẻ. Bởi không thể có trường hợp nghỉ việc ở năm 40 tuổi lại nhận lương hưu của tuổi 60. Vấn đề đặt ra là những nhóm đối tượng lao động vì lý do bất khả kháng phải nghỉ việc ở tuổi 40 chẳng hạn và sau đó không thể tìm được việc làm khác. Trong thời gian họ chờ tới tuổi hưu cần có những chính sách để hỗ trợ. Vừa qua, Công đoàn TP đã nhận được những ý kiến về vấn đề này và đã có những kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền.

Tại các buổi góp ý cho dự thảo BHXH sửa đổi diễn ra tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi chính sách BHXH một lần đang tác động lớn đến cả doanh nghiệp và người lao động. Thời gian vừa qua, người lao động vẫn liên tục làm đơn xin nghỉ việc để hưởng BHXH một lần khiến doanh nghiệp lo lắng sẽ biến động lao động.

Mới đây, tại Công ty CP Giày Thiên Lộc (chuyên gia công giày thể thao, Quận 12, TP.HCM), khoảng 500 lao động có ý định xin nghỉ việc để rút BHXH một lần. Sau đó, Công đoàn Công ty đã tổ chức tuyên truyền về chính sách BHXH cho người lao động. Sau buổi tuyên truyền tình trạng công nhân xin nghỉ đã tạm lắng xuống.

"Cần dung hòa lợi ích giữa chính sách và nguyện vọng của người lao động"

Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết: "Trong thực tế, người lao động luôn có cái nhìn rất thực dụng. Đối với họ tuổi hưu đủ 60 tuổi của nữ và đủ 62 tuổi đối với nam là quá dài. Họ không thể làm việc và đóng BHXH đến tuổi này. Do từ 45 tuổi trở đi, sức khỏe của họ giảm dần, độ linh hoạt và khả năng hoàn thành công việc, sản lượng sản phẩm được doanh nghiệp giao rất hạn chế. Từ đó, đa phần họ đã rời thị trường lao động công nghiệp, không tham gia tiếp tục BHXH được nữa nên nhu cầu hưởng BHXH một lần là rất lớn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, chúng ta cần dung hòa lợi ích giữa chính sách và nguyện vọng của người lao động".

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, đối với 2 phương án trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), chúng ta có thể chọn nền là phương án 1, vẫn chia làm 2 nhóm, nhưng ở nhóm 2 (những người tham gia từ tháng 07/2025) khi chưa đến tuổi hưu cũng phải được hưởng BHXH một lần ở tỷ lệ nhất định.

Theo đó có thể quy định dung hòa cả 2 phương án như sau: Nhóm 1: Tham gia BHXH trước 07/2025, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu, có dưới 20 năm tham gia BHXH, nếu có nhu cầu hưởng BHXH một lần được hưởng 70% thời gian đã tham gia tính đến thời điểm hưởng (sau 12 tháng nghỉ việc); 30% thời gian chưa hưởng có thể tích lũy cho việc hưởng hưu hoặc cộng vào đợt hưởng sau.

Nhóm 2: tham gia BHXH sau 07/2025, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu có dưới 20 năm tham gia BHXH, nếu có nhu cầu hưởng BHXH một lần được hưởng 30% thời gian đã tham gia tính đến thời điểm hưởng (sau 12 tháng nghỉ việc); 70% thời gian chưa hưởng có thể tích lũy cho việc hưởng hưu hoặc cộng vào đợt hưởng sau.

Ngoài ra đối với cả 2 nhóm: khi đủ tuổi hưu (chưa đủ 15 năm tham gia); ra nước ngoài định cư và có bệnh nguy hiểm tính mạng sẽ được hưởng BHXH ngay khi đáp ứng một trong ba điều kiện trên (không phải chờ 12 tháng).

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương.

Cũng theo đồng chí Bảo Trân, việc rút BHXH một lần có nhiều hệ lụy, như khiến lưới an sinh khó có thể mở rộng nhanh; khi về già những người này có khi không kịp tham gia đủ 15 năm để có lương hưu. Thực tế đã có trường hợp nhiều công nhân nhận BHXH một lần của 05 năm, 10 năm chỉ đủ trả nợ cho 01 năm chờ hưởng (1 năm đó xem như họ tự làm thất nghiệp cho bản thân họ)….

Công đoàn tỉnh Bình Dương kêu gọi người lao động cố gắng an tâm làm việc, ổn định lâu dài để đảm bảo thu nhập. Vì chính sách BHXH không chỉ dành riêng cho vấn đề rút BHXH một lần hoặc là chế độ hưu trí mà còn nhiều chính sách khác nữa, như: bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội, hình thành hệ thống BHXH đa tầng; bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện;...

Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục, Công đoàn tỉnh đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trong tỉnh để tập hợp nhu cầu tuyển dụng, kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp trong tỉnh và các công đoàn ngoại tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Tây nơi có nhiều công nhân lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm thông qua các kênh thông tin wedsite, mạng xã hội…. để giới thiệu việc làm cho số lao động này. Qua các buổi tuyên truyền, giải thích, công đoàn mong muốn người lao động tiếp tục tham gia BHXH để hưởng lương hưu khi về già.

76% người rút BHXH một lần có độ tuổi từ 20 đến 40

Ghi nhận tại tỉnh Bình Dương, giai đoạn từ năm 2018-2022, mỗi năm trên địa bàn tỉnh này có khoảng 60.000 người rút BHXH một lần, nhưng số người hưởng lương hưu chỉ có 6.738 người, chiếm 0,64% số người tham gia BHXH đến năm 2022 (6.738/1.050.380 người).

Qua phân tích các số liệu cho thấy, độ tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần bình quân là 35,81 tuổi đối với nam và 35, 65 tuổi đối với nữ; tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến đủ 40 tuổi, chiếm 76% trong tổng số người hưởng BHXH một lần.

Nhóm tuổi này rút BHXH một lần chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu trước mắt cũng như giải quyết áp lực về tài chính như: lập gia đình, nuôi con nhỏ nên muốn hưởng một lần hơn là quan tâm hưởng lương hưu khi về già.

Về tổng thời gian đóng BHXH, bình quân là khoảng 5 năm đối với nam và 6 năm đối với nữ.

Sửa đổi Luật BHXH: cần cân nhắc kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các bên.
Khi luật bị Khi luật bị "chạy"

Báo chí đưa tin, manh nha một làn sóng nghỉ việc mới nhằm mục đích rút bảo hiểm xã hội một lần để “chạy luật”. ...

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần đảm bảo quyền lợi của người lao động Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần đảm bảo quyền lợi của người lao động

Các đại biểu thảo luận về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Bộ ...

FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, Công ty cổ phần FECON (mã CK: FCN) và các công ty con chậm đóng BHXH, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Đời sống -

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ kéo dài tới 45 ngày.

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Đời sống -

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Gác lại vui buồn năm cũ, người lao động cả nước hân hoàn chào đón năm mới 2024 với nhiều kỳ vọng vào những khởi sắc mới.

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Đời sống -

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu nhập.

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Đời sống -

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Đời sống -

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long An với tiền thưởng gần 5,7 tỉ đồng/người. Trong khi đó, có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết ở mức 100 nghìn đồng.

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Đời sống -

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Khoảng 1.250 công nhân Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) sẽ phải tạm ngừng việc 03 tháng kể từ ngày 25/12/2023, theo thông báo mới nhất từ phía doanh nghiệp.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Đời sống -

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – dù đang thất nghiệp. Từ đây đã dẫn đến một nghịch lý là tình trạng số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động…

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

Người lao động -

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

60.000 lao động thuộc 7 công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi từ việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp điện tử.

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Emagazine -

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh khiến công nhân lao động càng có nhiều nỗi niềm về Tết. Ai cũng thấp thỏm, mong ngóng về tiền lương, thưởng Tết năm nay sẽ ra sao? Việc doanh nghiệp sớm có kế hoạch lương, thưởng Tết là nguồn động lực lớn cho người lao động.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Người lao động -

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Đời sống -

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà đâu đâu cũng nói đến thưởng Tết.

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc hay khó khăn, công đoàn cơ sở vẫn nỗ lực đàm phán, thương lượng, đảm bảo giữ nguyên thưởng Tết và các phúc lợi cho người lao động.

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Đời sống -

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Chưa đánh giá được việc rút bảo hiểm xã hội một lần thế nào là hợp lý, song các chuyên gia cho rằng cần lựa chọn phương án tốt nhất cho người lao động, với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Đời sống -

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Sau hơn 2 năm thành lập, thư viện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako sở hữu gần 7.000 đầu sách. Đây là nơi nuôi dưỡng thói quen đọc sách trong công nhân lao động với nhiều hoạt động sáng tạo của Công đoàn.

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, tiền thưởng Tết và quan hệ lao động trong doanh nghiệp trước ngày 25/12.

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.