Nữ công nhân đơn thân và những ngày chờ con bước qua ải tử thần
Người lao động - 08/03/2020 13:10 Lâm Tới
Chị Nguyễn Thị Hảo - Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam. |
Tôi gặp chị Nguyễn Thị Hảo - Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai. Bên trong phòng 605, con gái chị - cháu Phạm Huyền My nằm bất động trên giường bệnh, vây xung quanh là các thiết bị y tế hỗ trợ. Cháu My vừa trải qua ca phẫu thuật tim, sau khi được xác định mắc bệnh viêm cơ tim cấp.
Những ngày con nằm trên giường bệnh là những ngày chị Hảo thấp thỏm lo âu dù chị cố tỏ ra cứng rắn, mạnh mẽ, nhưng có một nỗi sợ vô hình vẫn xâm chiếm chị. Chị đang lo sợ tử thần lại một lần nữa đến cướp đi người mà chị yêu thương, hi vọng nhất.
Chị Hảo cho biết, chị lấy chồng lúc 21 tuổi. Lấy chồng đầu năm thì cuối năm chồng mất vì bệnh tật. Khi đó, cháu My vẫn còn nằm trong bụng mẹ.
Nhớ lại khoảng thời gian ấy, chị bảo: “Lúc đó trời đất như sụp đổ dưới chân mình. Vừa đau buồn, tủi thân, vừa lo lắng hoang mang. 21 tuổi, mình quấn lên đầu vành khăn trắng và trở thành góa bụa. Người phụ nữ như mình vốn yếu đuối, cần chỗ dựa, nay phải một mình chèo chống giữa sóng gió của cuộc đời. Phận mình xác định là đã khổ, thôi thì thế nào cũng xong. Chỉ là thương cho cháu My, còn chưa kịp được nhìn thấy mặt cha”.
Thương con, chị Hảo nén nỗi đau mất chồng, cứng rắn để sinh cháu My, 3 năm sau hoàn tất công việc cho chồng, rồi chị xin dọn về nhà mẹ đẻ.
Để có tiền nuôi con, chị Hảo xin vào làm công nhân tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, chi nhánh Nội Bài. Đồng lương công nhân ít ỏi, nhưng cùng sự đùm bọc của mẹ đẻ, chị cũng tằn tiện đủ để nuôi con. Xót con gái và cháu ngoại thiệt thòi, mẹ chị Hảo gom góp từng viên gạch, sau gần chục năm cũng cất được một căn nhà nhỏ để mẹ con bà cháu trú nắng trú mưa.
17 năm qua, chị Hảo dặn mình cố gắng, không được gục ngã, vì biết rằng nếu mình ốm đau thì mẹ già và con mình sẽ không có người lo liệu, chăm nom. 17 năm, sáng nào trên đường đi làm, chị cũng đi qua đoạn đường nơi chồng chị an nghỉ, thầm khấn anh phù hộ độ trì cho hai mẹ con.
“Cháu My học giỏi lắm chú ạ” - chị Hảo nói với tôi.
“Cháu bảo với mẹ, mơ ước sau này trở thành người thật giỏi, kiếm nhiều tiền nuôi bà và mẹ. Vì vậy cháu đam mê học ngoại ngữ. Biết nhà không có điều kiện, cháu toàn tự học là chính. Thế mà giờ đây, cháu nằm đây…”.
“Mọi việc đến với cháu My đột ngột quá. Thứ 6 tuần trước (28/2), cháu bị sốt, kêu đau đầu, uống thuốc nhưng không đỡ. Hôm sau đi khám tại trạm y tế gần nhà, về tiếp tục uống thuốc, vẫn không hết sốt, sau đó cháu nói cảm thấy chóng mặt hơn. Chiều hôm đó, chị chuyển cháu lên Bệnh viện C Thái Nguyên, rồi được các bác sỹ đề nghị chuyển gấp xuống Bệnh viện Bạch Mai. Xuống đến viện khám và cháu được chỉ định nhập viện ngay. 18 giờ 20p nhập viện thì 21 giờ 15 các bác sỹ tiến hành phẫu thuật. Nghe bác sỹ Bùi Văn Cường - bác sỹ điều trị chính cho cháu nói, bệnh mà cháu My mắc là bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao…”.
Cháu Phạm Huyền My đang nằm tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai. |
Chị Hảo bảo, bản thân mình không phải là diện khó khăn. Dẫu đồng lương công nhân không cao, nhưng cũng đủ tằn tiện để nuôi con. Nhưng khi con gặp bạo bệnh, thì việc lo chi phí cũng vô cùng vất vả. Chị cũng như bao công nhân lao động khác, sống cảnh “giật gấu vá vai”, đồng lương chỉ đủ duy trì trong tháng, không có dư thừa để tiết kiệm, vì thế chi phí ban đầu 215 triệu lo cho con, chị phải vay mượn khắp nơi. Dự tính, để cứu cháu My, sẽ mất khoảng 800 triệu.
“Lo lắm chú ạ. Lúc con trong phòng phẫu thuật thì lo sợ con không vượt qua được ải tử. Cha cháu mất khi còn quá trẻ. Giờ đây lại lo cháu có phục hồi được hay không. Lo lấy tiền đâu để cứu cháu... Nhưng chỉ cần còn một tia hi vọng cứu cháu, chị sẽ làm tất cả. Đời chị đã khổ rồi, cháu đã chịu thiệt thòi vì không có cha. Hơn nữa, cháu mới 17 tuổi, còn cả một tương lai phía trước. Chị phải thật mạnh mẽ, không được cho phép mình buông xuôi, gục ngã…".
Được biết mẹ con chị Hảo là ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây cách chỗ làm của chị hơn 15 km. Công đoàn Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam khi biết cháu My phẫu thuật ở bệnh viện thì công đoàn cũng đã xuống ủng hộ số tiền 15 triệu. Một vài đồng nghiệp thân thiết cũng thay nhau xuống bệnh viện thăm hỏi và hỗ trợ chị Hảo trông cháu My. Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện Trường THPT Phổ Yên - nơi cháu My học tập cũng đã kêu gọi hỗ trợ với mong muốn gom góp một chút kinh phí cùng gia đình chị Hảo lo cho My.
Trong suốt cuộc trò chuyện giữa tôi với chị Hảo, khi ngỏ ý đề lời kêu gọi hỗ trợ trong bài viết, chị Hảo khá dè dặt. Chị cho rằng gia đình mình không dư dả, nhưng cũng không phải là quá khó khăn so với nhiều hoàn cảnh khác. Vì vậy, chỉ sợ người khác hiểu lầm khi đưa ra đề nghị giúp đỡ.
Chúng tôi, những người làm báo công đoàn thì cho rằng, khó khăn của chị Hảo trong thời điểm hiện tại rất cần sự động viên chia sẻ của tất cả bạn đọc trên cả nước . 700, 800 triệu so với những gia đình khá giả, có thể lo được và chưa cần đến sự chia sẻ của cộng đồng. Nhưng với những công nhân lao động, sống cảnh “giật gấu vá vai” thì thực sự quá bí, thậm chí là bế tắc. Vì thế, sự sẻ chia trong những hoàn cảnh này là cần thiết, nó sẽ tiếp thêm động lực để người mẹ đơn thân vững vàng hơn trong cuộc chiến giành giật sự sống cho con mình.
Mọi sự chia sẻ, giúp đỡ, xin gửi về: STK 3160205039131. (Ngân hàng Agribank, chủ tài khoản Nguyễn Thị Hảo).
Số điện thoại 0982223186.
Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, các bệnh viện đã xây dựng những phòng cách ly đặc biệt, gọi là phòng áp lực âm. ... |
Trưa 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp về thông tin có 12 hành khách đi cùng chuyến bay với N.H.N. (27 tuổi, ... |
Chỉ vì sự ích kỷ có thể là "vô tình" của một cô gái trẻ, lại gây ra không ít lo lắng và nỗi bất ... |
Cơ quan Quản lý và phòng, chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, một ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
- Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu
- Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An
- Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
- Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh
- Người lao động có thu nhập bao nhiêu một tháng được mua nhà ở xã hội?