Điều tra hai vụ tai nạn khiến người lao động thiệt mạng thương tâm
An toàn, vệ sinh lao động - 26/05/2024 19:31 Hà Vy
Một công nhân ở Bình Phước bị tai nạn lao động rất thương tâm |
Nạn nhân là chị Võ Thị Ngọc A. (39 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh), công nhân làm việc tại khu vực buồng sấy của Công ty Leoch Super Power - Khu Công nghiệp Becamex Bình Phước (phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước kiểm tra hiện trường, nơi nữ công nhân bị tai nạn lao động dẫn đến tử vong. Ảnh: TTXVN phát |
Có được đứng trên càng xe nâng hàng?
Theo thông tin ban đầu, chiều tối ngày 25/5, chị A. đứng trên càng do một nam công nhân điều khiển để sửa ống hơi của lò sấy. Trong lúc chị Ngọc A. đang sửa thì cửa lò sấy mở, chèn nữ công nhân vào khung ngang trên cửa. Phát hiện sự việc, các công nhân phía dưới đã tắt nguồn hơi để cửa hạ xuống.
Mặc dù nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, chị A đã tử vong sau đó.
Theo ThS-KH. Trần Xuân Hiển, Trung tâm Quốc gia về ATVSLĐ, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đứng trên càng nâng xe hàng là hành vi bị cấm khi sử dụng, vận hành xe nâng hàng.
Xe nâng hàng là một thiết bị làm việc được quy định là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do vậy, doanh nghiệp và người lao động khi sử dụng vận hành phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu cơ bản.
Hiện nay, xe nâng hàng được phân thành hai loại căn cứ vào nguồn dẫn động. Nếu phân loại xe nâng hàng theo công dụng có các loại xe nâng hàng dùng động cơ và xe nâng hàng đẩy tay.
Trong thực tế, tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra liên quan đến xe nâng hàng không ít và có tính nghiêm trọng cao. Theo thống kê, các nguyên nhân chính dẫn đến TNLĐ khi vận hành xe nâng hàng đó là: Tai nạn lật xe nâng (42%); tai nạn xe nâng đâm, cán, kẹp (36%); tai nạn va chạm với các thiết bị khác (10%); tai nạn rơi, đổ hàng (8%); tai nạn ngã từ càng xe nâng (4%).
Theo tìm hiểu của phóng viên Lao động và Công đoàn, trong quá trình sử dụng và vận hành xe nâng thì doanh nghiệp và người lao động trực tiếp vận hành phải tuân thủ một số yêu cầu về an toàn cơ bản như sau:
Doanh nghiệp sử dụng các loại xe nâng hàng phải tuân thủ về quản lý sử dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ. Ngoài ra, tùy theo các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà ban hành các quy định về quản lý sử dụng xe nâng hàng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn do nhà nước quy định.
Công nhân vận hành xe nâng hàng phải có độ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; có sức khỏe tốt và được công nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; phải được huấn luyện về an toàn lao động và có Thẻ an toàn lao động mới được phép vận hành xe nâng hàng.
Đồng thời phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị. Phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn lao động của đơn vị (doanh nghiệp) đã ban hành tại các vị trí làm việc.
Trước khi vận hành phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Người vận hành phải biết rõ nhiệm vụ công tác, đặc điểm của tải trọng, sau đó phải lập các phương án đảm bảo an toàn về các phương pháp xếp, dỡ tải (nhất là loại tải trọng mới, độc hại và dễ sinh cháy nổ).
Sau đó lựa chọn và kiểm tra các loại dụng cụ phục vụ công việc cần thiết để đáp ứng cho công việc.
Xem xét, kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật của thiết bị, kiểm tra các chi tiết và các cụm chi tiết cơ bản (còi, tín hiệu cảnh báo an toàn, phanh, gương chiếu hậu…).
Kiểm tra, xác định vị trí nâng - hạ tải và đường đi di chuyển từ lúc nâng tải tới nơi hạ tải… Kiểm tra, xác định chính xác trọng lượng của tải trọng nâng để đưa ra phương án làm việc an toàn. Trong khi vận hành cần tập trung tư tưởng làm tròn trách nhiệm của mình, phải tuyệt đối tuân thủ theo các phương án làm việc an toàn đã đề ra.
Trước khi nâng, hạ, di chuyển tải trọng phải dùng tín hiệu đã quy định báo cho người làm việc xung quanh biết. Tuyệt đối không được phép chở người trên cabin người lái hoặc đứng trên càng nâng, hạ…
Như chúng tôi đã đưa tin, trước đó vào ngày 23/5, cũng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã xảy ra vụ TNLĐ thương tâm khác khiến . Cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.