Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu
Thị trường lao động - 23/10/2024 10:09 Hưng Thịnh
Thu nhập của lao động Việt Nam tại nước ngoài cao và ổn định |
Bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan khẳng định, hoạt động đưa là chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được quan tâm chỉ đạo. Cụ thể, Bộ đã xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 225/NQ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
Lao động tham gia vào kỳ thi tiếng Hàn để sang Hàn Quốc làm việc. Ảnh: ĐVCC |
Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và hiện nay có khoảng 700 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
Trong tháng 9 năm 2024, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 12.369 lao động gồm các thị trường: 6.447, Đài Loan 4.735, Trung Quốc196, Hàn Quốc 165, Rumani 155, Singapore 133 lao động và các thị trường khác.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 113.896 lao động, đạt 91,11% kế hoạch năm.
Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: ĐVCC |
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho hay, các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc) tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam. Trong đó thị trường Nhật Bản chiếm số lượng đông nhất là 56.566 lao động, Đài Loan 43.690 lao động, Hàn Quốc 6.276 lao động, Trung Quốc 1.704 lao động, Singapore 1.040 lao động, Rumani 670 lao động, Hungary 449 lao động và các thị trường khác.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng năm 2024, công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tăng cường và quản lý chặt chẽ hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được tăng cường. Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực, góp phần quan trọng giải quyết gắn với thu nhập cao cho người lao động.
Mở rộng và phát triển một số thị trường lao động tại khu vực châu Âu
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục mở rộng, phát triển một số thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu, đồng thời mở cửa một số thị trường mới. Hiện nay, số lượng lao động đi làm việc tại thị trường này chưa nhiều nhưng điều kiện làm việc và thu nhập tương đối tốt.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan. Ảnh: T. Giáp |
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh, thị trường khu vực châu Âu là thị trường trọng điểm, có nhiều tiềm năng như thu nhập cao, môi trường an ninh, chính trị, xã hội ổn định, quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Đặc biệt, thị trường khu vực Châu Âu luôn được đánh giá là những thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam sang làm việc.
Châu Âu có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động lành nghề Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng nguồn cung, có chính sách lương bổng ổn định cùng nhiều thuận lợi về chính sách lao động. |
Tại Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Châu Âu” được tổ chức ngày 11/10, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết: “Với thế mạnh của Việt Nam là dân số trẻ, người lao động Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và các nước trong khối có nhu cầu tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài thì hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước khu vực Châu Âu tiếp tục được đẩy mạnh, sẽ có nhiều hơn nữa những thanh niên của Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU làm việc”.
Thứ trưởng tin tưởng, người lao động sẽ là những nhịp cầu nối, góp phần làm bền chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việc Nam với các nước.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp cung ứng nhân lực, hợp tác lao động với Châu Âu gặp một số khó khăn như chưa có đầy đủ thông tin về thị trường lao động Châu Âu, chuyên môn, kỹ năng của lao động Việt Nam còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động của các nước Châu Âu, sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung ứng lao động từ các quốc gia khác...
Do đó, trong thời gian tới cần phối hợp thúc đẩy việc ký về hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Âu nhằm tạo cơ sở pháp lý và thực hiện tốt chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở Châu Âu, duy trì và phát triển hợp tác bền vững, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Mời xem thêm video:
Hy Lạp mong tiếp nhận nhiều lao động có chất lượng từ Việt Nam sang làm việc Theo Cổng thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), vừa qua Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Di trú và Tỵ nạn ... |
Cảnh báo lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo diện visa E8 Ngày 24/9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) phát đi thông tin cảnh báo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm ... |
Tại sao đi làm công ty phải ký hợp đồng lao động? Việc ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) khi đi làm tại công ty có vai trò vô cùng quan trọng vì điều này mang lại ... |