Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Người lao động - 16/10/2024 18:42 Phương Mai
Tăng cường quản lý quan trắc môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp |
Cụ thể, so với quy định hiện hành tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung thêm Điều 2 quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Theo dự thảo, đơn vị quan trắc môi trường lao động căn cứ vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và khảo sát thực tế tại cơ sở lao động để lập kế hoạch quan trắc môi trường lao động trước khi thực hiện.
Đơn vị quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động về thời gian, địa điểm thực hiện cho Sở Y tế (cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn).
Khu vực tập kết vật liệu và xưởng sản xuất của Công ty TNHH Châu Tiến - nơi xảy ra vụ việc nhiều công nhân bị bụi phổi. Ảnh: Cảnh Hưng |
Dự thảo cũng nêu rõ, khuyến khích người sử dụng lao động trang bị các máy quan trắc môi trường lao động tự động để chủ động quan trắc đối với một số yếu tố có nguy cơ ngộ độc/nhiễm độc cấp tính như CH4, CO, CO2, NH3…
Ngoài ra, thực hiện sớm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động khi kết quả quan trắc môi trường lao động vượt quá 70% giới hạn cho phép trở lên để bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Nhận định về dự thảo này, TS Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, việc quan trắc môi trường là hoạt động thường quy, song nhiều cơ sở, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự làm đúng, chưa có vị trí đo đạc cụ thể, chính xác. Do vậy, siết chặt quản lý quan trắc môi trường bằng việc có kế hoạch cụ thể, khảo sát trước sẽ nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ sở lao động trong việc thực hiện nghiêm túc.
TS Nguyễn Anh Thơ cũng cho rằng, cần có chu kỳ thực hiện quan trắc phù hợp với từng khu vực, ngành nghề. Với những cơ sở lao động có tính biến đổi liên tục, chịu tác động từ nhiều phía, cần thực hiện quan trắc liên tục để kịp thời cảnh báo khi mức độ vượt quá giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, với những môi trường làm việc mang tính ổn định, không thay đổi quá nhiều, cần kéo dài chu kỳ quan trắc, để tránh lãng phí.
“Bên cạnh việc cơ sở lao động đảm bảo quan trắc môi trường, người lao động cũng cần tuân thủ việc tham gia các khóa huấn luyện về ATVSLĐ, chủ động tìm hiểu, học tập, trao đổi với đồng nghiệp, để tự trang bị cho mình các giải pháp, bảo vệ sức khỏe bản thân trong quá trình làm việc. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp, thái độ đúng đắn với chính công việc mà họ đang làm”, TS Nguyễn Anh Thơ nhấn mạnh.
Trung tâm Quan trắc Môi trường (Sở TNMT Hải Phòng) lấy mẫu nước tại điểm xả thải được cấp phép của KCN Nam Cầu Kiền dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng và lãnh đạo địa phương. Ảnh: Báo TNMT |
Bà Bùi Thị Loan - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Shinec, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho rằng: "Việc bổ sung quy định này là hợp lý và cần thiết trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống lao động, sản xuất của người lao động. Việc có kế hoạch cụ thể về việc quan trắc cũng giúp cho cơ sở lao động cải thiện từ chính doanh nghiệp của mình, nhận thức rõ về trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Từ đó kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lượng".
Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền hiện đang có 75 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những khu công nghiệp sinh thái tiên phong trong sử dụng các giải pháp xanh, kinh tế tuần hoàn. Bà Loan cũng kiến nghị, kết quả quan trắc môi trường cơ sở lao động ở mỗi ngành nghề cần có thời hạn cụ thể và thực hiện tái quan trắc khi cần thiết riêng biệt theo đặc thù, để việc thực hiện bảo đảm an toàn tại các cơ sở được nghiêm túc, có chất lượng thực tế.
Hiện tại, theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm.
Tại Dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi một số quy định về Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
1- Giấy chứng nhận sức khỏe. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc.
2- Sổ khám sức khỏe định kỳ. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
3- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
4- Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).
Tăng cường quản lý quan trắc môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở nước ta vừa tạo thuận lợi nhưng cũng mang tới thách thức trong việc đảm bảo môi ... |
Về xử phạt khi vi phạm quy định quan trắc môi trường lao động Bạn Nguyễn Lương Bằng (Hải Dương) hỏi: "Tôi là chủ doanh nghiệp chuyên may mặc xuất khẩu, tôi có đọc được quy định trách nhiệm ... |
Xu hướng "nhà máy xanh": cải thiện sức khỏe người lao động, tăng đơn hàng Nhiều doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng đang dần chú trọng đến việc xây dựng "nhà máy xanh", cải thiện môi trường làm việc, bảo ... |
- Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
- Doanh số Honda HR-V tăng trưởng mạnh nhất phân khúc CUV cỡ B dù là xe nhập
- Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền
- Người nối tiếp truyền thống xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới
- Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế