Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Đời sống - ĐÌNH TOÀN - HOÀI NAM

Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.

Ước mơ ngày “thông phòng”

Căn phòng rộng gần 16m2 ở khu nhà ở dành cho công nhân ở Khu công nghiệp (KCN) Hòa Cầm, TP. Đà Nẵng là nơi trú ngụ của 3 mẹ con chị Phạm Thị Mai, quê ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Là công nhân nghèo và là người mẹ đơn thân của 3 người con sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, việc tìm kiếm một nơi chốn làm chỗ ăn ở an toàn, không bị uy hiếp bởi thiên tai bão lũ luôn khiến chị Mai đau đáu. Thế rồi hơn 1 năm trước, chị Mai được duyệt hồ sơ, được thuê căn phòng nhỏ này với mức giá thuê ưu đãi, cùng với một số thiết chế văn hóa, tiện nghi tốt hơn nhiều lần so với đi thuê trọ bên ngoài.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Khu nhà ở dành cho công nhân, người lao động nghèo ở Khu công nghiệp Hòa Cầm, TP. Đà Nẵng. Ảnh: Hoài Nam

Trước đó 3 mẹ con chị Mai thuê trọ với mức chi trả khoảng 1,2 triệu đồng/tháng (tiền thuê nhà và tiền điện, nước), trong khi thu nhập cả tăng ca của chị cũng chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Đây là bài toán nan giải cho việc chi tiêu của 3 mẹ con. Trong khi thuê phòng ở khu nhà dành cho công nhân này, chị Mai chỉ tốn hơn 1,1 triệu đồng/quý.

“Ở đây giá thuê rẻ, sạch sẽ, an ninh, có khu vui chơi cho trẻ... Anh chị em ở đây hầu như cùng hoàn cảnh nên cũng dễ sẻ chia, bầu bạn, tâm sự. Có điều bất tiện một tí là diện tích phòng khá nhỏ, không đủ không gian sinh hoạt cho một gia đình, nhất là khi con lớn, học hành... Em chỉ mong là căn phòng có thể nới rộng hơn, bằng cách hai phòng nhập lại, thông nhau để dễ sử dụng”, chị Mai thổ lộ.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Chị Nguyễn Thị Diệp, công nhân quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thuê nhà trong khu nhà ở dành cho công nhân ở KCN Hòa Cầm, Đà Nẵng. Ảnh: Hoài Nam

Niềm tâm sự và mong mỏi của chị Mai cũng là niềm tâm sự chung của gần 100 trăm công nhân đã thuê nhà ở tại khu nhà ở tại KCN Hòa Cầm.

Chị Nguyễn Thị Diệp, một công nhân khác quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, kể rằng cả gia đình chị khi được chuyển đến thuê ở tại khu nhà ở dành cho công nhân này rất phấn khởi. Tuy nhiên nguyện vọng của chị Diệp cũng như đông đảo công nhân nơi đây là được mở rộng thêm diện tích phòng.

“Ngay cả việc kê một chiếc giường ngủ cho con thôi cũng đã khó”, chị Phạm Thị Trang, quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình, chia sẻ.

Chính sách nhân văn dành cho công nhân nghèo

Công trình nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm tọa lạc ở phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng được biết đến là dự án đầu tiên của cả nước dành cho công nhân được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Công trình này cũng được xem là “món quà” của Thành ủy Đà Nẵng dành tặng cho công nhân, lao động nghèo ở thành phố nhân Đại hội XVI Công đoàn thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2018-2023.

Đầu năm 2019, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng được giao các nhiệm vụ triển khai đầu tư xây dựng công trình.

Ngày 18/10/2020 LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành, đưa công trình vào sử dụng với kinh phí đầu tư giai đoạn 1 khoảng 70 tỷ đồng. Công trình có tổng diện tích là 27.755 m2 với 3 khối nhà, quy mô 5 tầng và tầng áp mái, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, 3 phòng sinh hoạt chung, phòng y tế và nhà xe.

Đến ngày 12/11/2020 LĐLĐ thành phố tiến hành bàn giao công trình để Trung tâm quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng đưa vào quản lý và vận hành.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Do diện tích phòng khá nhỏ so với nhu cầu hiện tại đối với phần lớn các hộ gia đình công nhân thuê ở nên việc mở rộng diện tích đang được LĐLĐ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét. Ảnh: Hoài Nam

Lãnh đạo LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho hay, hiện nay tại khu nhà ở này đã bố trí xong 1 block cho 100 công nhân lao động vào ở, còn lại 2 block sẽ tiếp tục nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của công nhân, người lao động do diện tích phòng ở nhỏ, chưa đảm bảo sinh hoạt gia đình của người lao động, cũng như đầu tư nâng cấp thêm bãi để xe để đảm bảo an toàn.

Mới đây LĐLĐ TP Đà Nẵng đã đề xuất cấp có thẩm quyền cho chủ trương thông 190 phòng của 2 block số 2 và 3 để phù hợp với nhu cầu của công nhân, đảm bảo khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.

“Với khu nhà ở dành cho công nhân tại KCN Hòa Cầm, do mục tiêu ban đầu là bố trí chỗ ở cho người lao động đơn thân, người chưa lập gia đình. Nhưng qua thực tiễn lại phát sinh là có tới 60% người lao động xin vào ở là những hộ gia đình có từ 3 nhân khẩu trở lên nên diện tích không đảm bảo điều kiện sinh hoạt. Đây là câu chuyện phát sinh từ thực tiễn khi chúng ta xây dựng đề án với mục tiêu khác, bây giờ khi khai thác thì chuyển sang một mục tiêu khác”, đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng, chia sẻ thêm.

Video Tâm sự của một số công nhân nghèo thuê nhà ở với nhiều chính sách hỗ trợ tại KCN Hòa Cầm, TP. Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng hiện có khoảng hơn 643.400 lao động, trong đó tổng số CNVCLĐ ở các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn có hơn 137.000 người; số công nhân, người lao động đang làm việc tại các KCN gần 74.000 người, riêng số lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 45% và đây cũng là số người có nhu cầu rất lớn về nhà ở.

Hồi năm 2017, TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án phát triển nhà ở công nhân các KCN trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 20% số công nhân tại các KCN có nhu cầu về nhà ở và đến năm 2030 giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 35% số công nhân tại các KCN có nhu cầu về nhà ở.

Tuy nhiên vấn đề nhà ở với công nhân, người lao động nghèo thì tài chính luôn là bài toán nan giải. Mới đây, một tin vui lớn với công nhân, người lao động nghèo ở Đà Nẵng là Hội đồng Nhân dân TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-HĐND Quy định về ủy thác nguồn vốn ngân sách thành phố qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Đà Nẵng để cho vay đối với đoàn viên công đoàn là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giải quyết khó khăn, cải thiện cuộc sống. Nghị quyết cũng đã giao LĐLĐ TP. Đà Nẵng tổ chức thực hiện chương trình này.

Mới đây, ngày 27/9/2024, UBND TP. Đà Nẵng có công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 33, trong đó hướng dẫn mục đích sử dụng vốn vay là để mua sắm vật dụng, phương tiện đi lại, hỗ trợ mua hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở... Mức vay vốn tối đa không quá 100.000.000 đồng/người vay. Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay với hộ nghèo theo từng thời kỳ. Rõ ràng với chính sách nhân văn này, nhiều công nhân, lao động nghèo sẽ được hỗ trợ, giải quyết bài toán khó khăn về nhà ở.

Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng đã giải ngân đến đâu cho người mua nhà ở xã hội? Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng đã giải ngân đến đâu cho người mua nhà ở xã hội?

Về triển khai thực hiện gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đến nay, các Ngân hàng Thương mại ...

Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn

Tối 14/9, LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình "Đêm hội trăng rằm", trao 430 suất quà với tổng giá trị ...

Đối thoại với công nhân Đà Nẵng: “Nóng” vấn đề nhà ở và bảo hiểm xã hội Đối thoại với công nhân Đà Nẵng: “Nóng” vấn đề nhà ở và bảo hiểm xã hội

30 câu hỏi được đặt ra tại buổi đối thoại, tư vấn pháp luật cho công nhân, đoàn viên, người lao động (NLĐ) thành phố ...

In bài viết
game doi thuong
: Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền Cà phê cuối tuần

game doi thuong : Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền

Đại diện EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân! Tập đoàn này cũng tính ra những con số mà thoạt nhìn thì việc giá điện tăng không tác động nhiều. Nhưng thực tế có “dễ chịu” như người ta tưởng?

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động

Đồng chí Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang chia sẻ trong Talk Công đoàn với chủ đề: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động.

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết Infographic

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết

Ngoài ra, đoàn viên, người lao động đi các chuyến bay, chuyến tàu về quê đón Tết sẽ được nhận thêm các phần quà ý nghĩa.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Vòng nguyệt quế của thầy Video

game doi thuong : Vòng nguyệt quế của thầy

Hay tin thầy Nguyễn Ngọc Duy chuyển công tác, hàng trăm học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sơn Liên (tỉnh Quảng Ngãi) đã tới vây quanh thầy khóc nức nở.

Đọc thêm

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Đời sống -

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Đời sống -

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Đời sống -

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Đời sống -

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Đời sống -

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?

Hoa đá Thiên Tân

Đời sống -

Hoa đá Thiên Tân

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Đời sống -

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Đời sống -

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Đời sống -

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Người lao động -

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?