Những lưu ý đảm bảo sức khoẻ cho công nhân làm ca đêm
Người lao động - 29/05/2020 17:35 Ý Yên
Xóm trọ công nhân tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội - Ảnh: M.K |
Nguy cơ tiềm ẩn khi làm ca đêm
Đối với những người đã và đang làm công nhân, việc đi làm theo ca là điều hết sức bình thường. Việc điều phối công nhân làm theo ca giúp các doanh nghiệp đảm bảo năng suất lao động, tiến độ đơn hàng, từ đó đem lại lợi nhuận kinh tế.
Ca đêm (ca 3), thông thường bắt đầu vào lúc 22h và kết thúc vào 6h sáng hôm sau. Đây là ca làm việc khiến nhiều công nhân không khỏi băn khoăn, bởi bên cạnh chế độ cao hơn các ca làm việc khác, thì người lao động cũng phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
Chị Bùi Phương Hà, công nhân tại Doanh nghiệp Chế xuất Nitori Furniture Việt Nam chia sẻ: “Trước đây khi còn làm ở công ty cũ, cứ 1 tháng chúng tôi sẽ có 2 tuần làm ca đêm. Làm xong về ngủ li bì, tối tỉnh táo lại đi làm tiếp. Nhưng vào mùa hè, ở xóm trọ nóng nực có khi cũng không ngủ được. Đến đêm đi làm sẽ rất buồn ngủ, mệt mỏi. Thậm chí có trường hợp đang giữa ca nhưng mệt mỏi quá phải xin nghỉ”.
Anh Nguyễn Thế Vượng, công nhân Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam cho biết: “Thời gian làm đêm có cảm giác dài hơn ban ngày. Ngoài mệt mỏi, buồn ngủ thì việc ăn uống vào ban đêm cũng sai với đồng hồ sinh học của cơ thể nên còn ảnh hưởng đến dạ dày”.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Xuân Trung - Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ nghề nghiệp, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, làm ca đêm có nguy cơ dẫn đến mệt mỏi kéo dài, không linh hoạt, làm giảm năng suất lao động, thậm chí dễ bị tai nạn lao động. Những người làm ca đêm kéo dài thường tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, tá tràng; các bệnh tim mạch và bệnh chuyển hoá; tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Ngoài ra, làm ca đêm cũng khiến mỗi cá nhân bị hạn chế các mối quan hệ với người thân, bạn bè.
Để tránh bị làm phiền giấc ngủ sau ca làm việc ban đêm, nhiều công nhân đã ghi rõ thông báo ở ngoài cửa phòng trọ như thế này! - Ảnh: M.K |
Để đảm bảo sức khoẻ khi làm ca đêm, nhiều công nhân cũng đã có những kinh nghiệm cho riêng mình. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh ăn uống và ngủ nghỉ. Chị Nguyễn Thị Nhung (32 tuổi), công nhân Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam chia sẻ: “Kinh nghiệm của cá nhân tôi là ngủ đủ giấc. Một ngày ít nhất phải ngủ 7 tiếng. Ăn uống đầy đủ. 6h sáng tan ca, đầu tiên phải ăn sáng, sau đó tắm giặt xong thì đi ngủ. Đến trưa phải dậy ăn tiếp rồi đi ngủ đến khoảng 16-17h chiều dậy. Thế là đảm bảo sức khoẻ cho ca làm việc ban đêm”.
Còn anh Nguyễn Thế Vượng lại có thói quen: “Sau khi tan ca đêm về thì ăn sáng, sau đó ngủ một mạch đến qua buổi trưa, khoảng 14h-15h dậy tắm rửa, chuẩn bị bữa ăn tối. Trước khi đi làm ca đêm sẽ ngủ 1-2 tiếng nữa. Nhiều khi còn phải sử dụng các loại nước tăng lực, cà phê, nước chè để giúp tỉnh táo hơn”.
Những lưu ý để đảm bảo sức khoẻ làm việc ca đêm
Vẫn theo Tiến sĩ Vũ Xuân Trung: “Làm ca đêm dẫn đến sự thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể theo nhịp ngày đêm, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và các thói quen sinh hoạt, cho nên sức khoẻ của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, người lao động cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, từ đó đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn”.
Ông Trung cũng đưa ra một số biện pháp để đảm bảo sức khoẻ làm việc ca đêm, cụ thể như sau:
Ngủ đủ giấc
Bố trí thời gian ngủ sau ca làm việc một cách hợp lý. Người lao động cần ngủ 5-6 tiếng vào buổi sáng sau ca làm việc và 2 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới. Để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn, cần tạo ra môi trường mát mẻ, yên tĩnh, có thông báo để tránh bị làm phiền.
Tập thể dục
Nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày (có thể chia nhỏ thành 3 lần tập), đều đặn 4-5 ngày trong tuần để tăng cường thể lực, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng cơ bắp... Nên tập trước khi vào ca, hoặc sau khi tan ca. Tuy nhiên tránh tập thể dục gần giờ ngủ.
Bố trí thời gian các bữa ăn hợp lý
Buổi sáng, sau khi tan ca cần phải ăn để bổ sung năng lượng cho một đêm làm việc vất vả. Tuy nhiên không nên ăn quá no hoặc quá ít, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Buổi trưa là bữa chính, cần ăn đủ chất với các thực phẩm giàu đạm ăn kèm rau, hoa quả. Tuyệt đối không nên bỏ bữa trưa.
Buổi tối, trước khi vào ca đêm, nên ăn bữa chính với đầy đủ dinh dưỡng cần thiết như chất bột, chất béo, chất đạm, rau củ quả, sữa… Ngoài ra, có thể uống 1 tách cà phê hoặc trà trước khi vào ca để giữ tỉnh táo. Tuy nhiên không nên uống vào khoảng thời gian từ 1h-3h vì nó có thể gây cảm giác khó ngủ khi tan ca.
Bữa ăn giữa ca cũng rất quan trọng, bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Lựa chọn đồ ăn, thức uống hợp lý vào ban ngày
Sử dụng các đồ ăn giàu tryptophan (sữa, sữa chua, kem, bánh, chuối, thịt gia cầm…) sẽ làm giấc ngủ sau ca làm việc sâu hơn. Ngoài ra, các thực phẩm giàu protein có trong thịt nạc, trứng, sữa, đậu… giúp bổ sung protein. Hạn chế thức ăn quá nhiều chất béo.
Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin A cho đôi mắt sáng khoẻ, có trong lòng đỏ trứng gà, cá, cà rốt, cà chua, khoai lang…
Bổ sung các loại Vitamin B1, B2 có trong ngũ cốc, chuối, rau dền…, giúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả .
Vitamin C có trong các loại hoa quả giúp tăng sức đề kháng.
Uống nhiều nước trong ngày.
Không sử dụng đồ ăn, uống có chứa cafein như cà phê, sô cô la…, không hút thuốc.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống trước khi đi ngủ, đặc biệt tránh uống rượu, bia.
Bố trí thời gian làm việc hợp lý
Có chế độ chuyển ca hợp lý để hạn chế sự thay đổi nhịp sinh học. Trong ca làm việc, nếu có thể nên bố trí thời gian ngủ khoảng 10-20 phút.
Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 29/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,9 triệu người với hơn 361 ... |
Việc sử dụng “tên gọi kép” y tá và điều dưỡng cho cùng một chức danh nghề điều dưỡng hiện nay khiến người dân, người ... |
Mất việc, thất nghiệp, nguồn thu nhập giảm hoặc không còn, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Người công nhân khắc khoải ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới