Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động
Công đoàn - 02/06/2022 18:10 TS. BS. NGUYỄN THU HÀ - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y tế
Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động. Ảnh minh họa. |
1. Một số yếu tố xã hội của đại dịch Covid-19 tác động đến NSDLĐ
Nguy cơ phá sản
Theo Tổng Cục thống kê, GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.
Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có KCN lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
Tính chung 9 tháng năm 2021, có 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.
Sự thiếu hụt lao động
Trong năm 2021, thị trường lao động nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đặc biệt, do tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Hiện có khoảng 70-75% doanh nghiệp trở lại hoạt động, với khoảng 50-60% số lượng lao động so với trạng thái bình thường. Những tháng đầu năm 2022 là thời điểm cần sử dụng nhiều lao động để phục hồi sản xuất, nhất là ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.
Nhiều doanh nghiệp trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc đang có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động, tuy nhiên, việc tuyển dụng gặp khó khăn, nhiều thời điểm không tuyển được lao động một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động ngoại tỉnh ngại di chuyển.
Tư vấn tâm lý và sức khỏe cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: BVĐKTA. |
Covid -19 cũng tạo ra “cơn bão” nghỉ việc, nhiều lao động nghỉ việc cùng lúc, thậm chí nghỉ việc không có lý do cũng là nguyên nhân tạo nên áp lực lớn cho NSDLĐ.
2. Stress, lo âu và trầm cảm ở NSDLĐ
NSDLĐ, tức là NLĐ được giao nhiệm vụ đưa ra quyết định và lãnh đạo những người khác có nguy cơ đặc biệt đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Palmer (2019) khảo sát cho thấy 31% NSDLĐ tại một thời điểm nào đó đã nhận được chẩn đoán chính thức liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần. Do đó họ cũng dễ bị tổn thương hơn trong đại dịch Covid-19, vì họ không thể quản lý như bình thường và phải chịu áp lực khi thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi cắt giảm ngân sách, cắt giảm nhân viên.
Lorenz Graf-Vlachy và cộng sự năm 2020 đã thu thập dữ liệu thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến từ ngày 2/5 đến ngày 8/5/2020 trong đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tình trạng sức khỏe tâm thần của những NSDLĐ - người quản lý trong một trận đại dịch. Nghiên cứu được thực hiện trên 646 NSDLĐ từ 49 quốc gia cho thấy: 5,3% NSDLĐ có rối loạn stress; 7,3% có rối loạn lo âu và 10,7% bị trầm cảm. NSDLĐ trẻ tuổi dễ bị tổn thương hơn so với NSDLĐ lớn tuổi (có khả năng do NSDLĐ lớn tuổi có thể có nhiều kinh nghiệm hơn và đã xây dựng các chiến lược ứng phó tốt hơn). Tuổi tác, thu nhập, tình trạng công việc là một trong những yếu tố liên quan đến ít nhất một vấn đề sức khỏe tâm thần ở NSDLĐ. Các "nhiệm vụ bất khả thi" do Covid-19 (là những nhiệm vụ mà một người nghĩ rằng họ không cần phải thực hiện (Semmer, McGrath, & Beehr, 2005); bởi vì 1). Các nhiệm vụ có thể không hợp lý, tức là nằm ngoài phạm vi về vai trò chuyên môn của một người hoặc mâu thuẫn với mức độ kinh nghiệm, chuyên môn, quyền hạn của một người, hoặc 2). Các nhiệm vụ có thể không cần thiết theo thang đo nhiệm vụ bất hợp pháp Bern được sửa đổi tương ứng (Semmer, Tschan, Meier, Facchin, & Jacobshagen, 2010), gây ra cho NSDLĐ khiến họ stress, lo âu và trầm cảm. Đặc biệt đáng chú ý là mức độ cắt giảm quy mô một tổ chức đã trải qua trong đại dịch Covid-19 làm gia tăng đáng kể tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở các thành viên Hội đồng Quản trị, những người chịu trách nhiệm cao nhất (NSDLĐ ở cấp cao nhất của tổ chức).
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam thăm và tặng quà công nhân lao động tại Công ty TNHH Tachibana Việt Nam, KCN Đồng Văn II (Duy Tiên). Ảnh: Báo Hà Nam. |
Các vấn đề sức khỏe tâm thần của NSDLĐ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp: Thứ nhất, năng suất lao động bị giảm sút có thể cao hơn do các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những NSDLĐ (Loeppke et al., 2009). Thứ hai, theo định nghĩa, NSDLĐ có nhiệm vụ đưa ra quyết định và lãnh đạo người khác, và khả năng lãnh đạo kém do các vấn đề sức khỏe tâm thần có khả năng ảnh hưởng xấu đến cấp dưới của họ (Kelloway, Sivanathan, Francis, & Barling, 2005).
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, năm 2017, có gần 38.000 người trong độ tuổi lao động (16-64 tuổi) ở Hoa Kỳ chết do tự tử (tăng 40% trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ). Thống kê của Chính phủ Nhật Bản cũng cho thấy, số vụ tự tử trong tháng 8 vừa qua ở nước này là hơn 1.800. Còn tại Mỹ, ước tính sẽ có thêm 75 nghìn người chết trong thập kỷ tới do các vấn đề về tâm lý sau khủng hoảng đại dịch. Các nhà xã hội học đã cảnh báo từ trước rằng, sự gián đoạn hoạt động xã hội và kinh tế có thể khiến nhiều người tử vong hơn là chính con vi-rút. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần ở 93% các nước trên thế giới đã bị ngừng hay gián đoạn do Covid-19.
Bởi vậy, NSDLĐ rất cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 và việc mở rộng các nghiên cứu về vấn đề an toàn - sức khỏe tâm thần ở NSDLĐ trong đại dịch Covid-19 là hết sức cần thiết. Các hướng dẫn cho doanh nghiệp và NSDLĐ ứng phó với dịch bệnh Covid-19 cũng góp phần làm cho sự thích ứng an toàn, linh hoạt của các doanh nghiệp, tổ chức, NSDLĐ trở nên thuận lợi hơn.
Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm Sáng nay, 27/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn “Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn, vệ sinh ... |
Các quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 đã quy định rõ những quyền về ATVSLĐ của NLĐ. Theo đó, NLĐ làm ... |
Bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động: Những khó khăn, hạn chế của tổ chức Công đoàn Bài viết này, tác giả chỉ ra một số khó khăn, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 17:44
Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
Giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời, ta luôn tìm kiếm điểm tựa bình yên. Nơi đó chính là mái ấm Công đoàn Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 14:59
Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
Sau gần 1 năm ra mắt, Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hơn 500 tài xế xích lô. Từ những phận đời riêng lẻ rong ruổi mưu sinh, giờ đây họ đã có những người anh em sát cánh trên mọi nẻo đường, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 09:21
Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
Thầy Lê Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương tiêu biểu, năng động; là thầy giáo sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”