Hành trình trở về của Giàng
Đời sống - 09/10/2021 13:16 Xuân Hậu
Để 2,5 triệu lao động bảo lưu BHTN đang trở về quê tiếp cận được gói hỗ trợ LĐLĐ TP. Vinh: Chuỗi hành trình tiếp nối yêu thương Nối dài mãi những hành trình yêu thương |
Giàng ngồi nghỉ tại trạm kiểm soát dịch Hòa Phước. |
Bỏ lại giấc mơ để trở về
Sinh ra và lớn lên tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - một miền hẻo lánh, và gia đình dắt díu vào Nam để tìm việc với hy vọng đổi đời. Không may, ở TP Hồ Chí Minh một thời gian thì bố Giàng (ông Sùng Mí Thà) bị tai nạn giao thông (tháng 4/2020). Ông bị nứt hộp sọ, liệt nửa người, mất hoàn toàn khả năng lao động.
Những ngày chạy chữa cho bố tại TP HCM, Giàng và mẹ phải vét đến những đồng tiền cuối cùng. Nhờ sự lan tỏa của bài viết trên cuocsongantoan.vn, bố Giàng được nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền để chữa trị. Sau đó, gia đình Giàng phải gác lại giấc mơ đổi đời để trở về với miền sơn cước. LĐLĐ tỉnh Bình Dương, LĐLĐ tỉnh Hà Giang đã nối vòng tay giúp gia đình Giàng trở về quê an toàn.
Tháng 2/2021, Lần này em đi với gia đình nhỏ của mình. Giàng chọn Đồng Nai làm nơi tìm kế sinh nhai. Những tháng đầu vào đây, cuộc sống khá ổn định. Cả Giàng và chồng đều được nhận vào làm công nhân của một công ty sản xuất ghế sofa.
Dần dà, những thành viên trong gia đình chồng Giàng cũng vào Nam tìm việc. Thế nhưng, “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, dịch bệnh bùng phát. Là nhóm người dân tộc ở nơi đất khách quê người, cuộc sống của gia đình Giàng muôn phần khó khăn. Lúc này, Giàng mang thai được 8 tháng. Không việc làm, tiền tích lũy không có, gia đình quyết định về quê để rau cháo nuôi nhau. Một lần nữa, gác lại giấc mơ đổi đời, 10 người trên 4 chiếc xe máy cũ vượt hơn 2.000km trở về quê.
Tại chốt kiểm soát dịch trên Quốc lộ 1A (thuộc xã Hoà Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), chúng tôi gặp Giàng trong niềm vui gặp lại bạn cũ. Gần 3 ngày đi đường, Giàng mệt nhoài, đôi môi nhợt nhạt vì nhiều ngày dầm mưa. Chiếc bụng to vượt mặt khiến em càng thêm khó nhọc.
“Em mệt lắm, vừa đau lưng, vừa lạnh. Những ngày qua mưa lớn nên đi về rất khó khăn”, Giàng tâm sự.
Chuyến về Hà Giang lần này, Giàng đã không còn ước mong trở lại. Xa ánh điện nhà máy, Giàng xác định sẽ gắn bó với ruộng nương.
“Đất cằn nên không có loài cây nào sinh trưởng, phát triển được ngoài cây ngô. Em cũng muốn làm công nhân, nhưng dịch bệnh khó khăn quá. Trước mắt, em còn phải sinh con”, Giàng tâm sự.
Tình người ấm áp
Nghĩ lại hành trình gần 1.000 km vừa trải qua, Giàng rất sợ. Em đã một lần bị ngã xe vì đường trơn trượt. Trải qua giây phút nguy hiểm đó, cô gái H'Mông vẫn đầy nỗi lo về quãng đường dài phía trước. Nhưng Giàng và gia đình không còn lựa chọn nào khác, phải trở về vì không thể bám trụ nơi đất khách quê người.
Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của Giàng trên xe. |
Lắng nghe những nỗi lo của Giàng, chúng tôi quyết định sẽ hỗ trợ xe ô tô để quãng đường đến Huế của em đỡ vất vả hơn. Trong lúc đang loay hoay liên hệ tìm ô tô, các xe máy được dẫn đoàn đến trạm trung chuyển hầm Hải Vân, 8 người thân của Giàng cũng theo đoàn đi mà chỉ còn lại em và bố chồng. Không có điện thoại liên hệ với người thân, Giàng và chúng tôi cuống cuồng trong nỗi lo sẽ lạc nhau khi đoàn xe vẫn tiếp tục di chuyển.
Vụ ngã xe khiến tay Giàng vẫn còn sưng và đau nhức |
Qua nhiều lời giới thiệu, chúng tôi liên hệ được anh Phạm Vũ – thành viên nhóm CLB Tình Nguyện Trẻ Đà Nẵng. Đang trên đường trở về trọ sau 5 ngày trực chiến ở đèo Lò Xo hỗ trợ người dân, khi nghe câu chuyện của Giàng, anh Vũ đã không ngần ngại đến hỗ trợ.
Hơn 30 phút đợi anh Vũ di chuyển đến trạm, chúng tôi lòng như lửa đốt khi không thể liên lạc với nhóm người thân của Giàng. Bố chồng em, ông Vừ Mí Dế cũng đầy nỗi hoang mang.
“Liệu có về được không cháu? Không còn liên lạc nào hết ư”, ông Dế lo sợ.
Không chỉ mất liên lạc với người nhà, làm thế nào để vừa chở Giàng đi ô tô, vừa dẫn đoàn cho xe máy ông Dế đến trạm trung chuyển cũng trở thành thử thách không hề nhỏ. Vì dịch bệnh, toàn bộ những người đi xe máy về quê đến các chốt kiểm soát dịch buộc phải tập trung và đợi xe của lực lượng công an dẫn đoàn.
Những người đi xe máy được dẫn qua hầm Hải Vân. |
Bố Giàng và Giàng được trung chuyển qua hầm Hải Vân. |
Tuy vậy, nếu đợi đến lúc cả đoàn người mới tập trung, ông Dế theo đoàn xe máy và ô tô đưa Giàng đi thì sẽ khó đuổi kịp với nhóm thất lạc đi trước. Trong lúc gấp rút, chúng tôi quyết định xin sự hỗ trợ của Trung tá Lê Thế Chiến (trạm CSGT cửa ô Hòa Phước, Phòng CSGT Công an Đà Nẵng, tổ trưởng chốt kiểm soát cửa ô Hòa Phước).
Sau khi nắm được câu chuyện, Trung tá Lê Thế Chiến đã tạo điều kiện cho phép ô tô của anh Vũ chở Giàng được dẫn xe của ông Dế đến trạm Trung chuyển hầm Hải Vân.
“Bọn anh hỗ trợ dân hết mình thôi. An toàn của mẹ bầu vẫn là trên hết, hy vọng mọi người về quê bình an vô sự”, anh Chiến nói.
Quyết định nhân văn của vị tổ trưởng chốt kiểm soát cửa ô Hòa Phước đã giúp chúng tôi an tâm phần nào. Sau khi thông tin về biển số xe, tuyến đường di chuyển và số người đi được cập nhật lên hệ thống, tại các chốt kiểm dịch khác trong suốt quãng đường đến trạm chúng tôi đã được tạo điều kiện để đi qua.
Trên xe, Giàng đã có những phút nghỉ ngơi ít ỏi trên ô tô. Thỉnh thoảng, em lại đưa tay xoa bụng để động viên con.
"Đây là lần đầu tiên em được chợp mắt trong mấy ngày qua. Em cảm thấy như đường về nhà gần hơn một chút rồi", Giàng tâm sự.
Đến trạm trung chuyển hầm Hải Vân, gia đình vẫn chưa gặp nhau vì đoàn xe trong đó có 8 người thân của Giàng đều đã di chuyển qua hầm đến Huế. Một lần nữa, các chiến sĩ công an tại trạm đã tích cực hỗ trợ để Giàng và bố được qua hầm. Thay vì chạy xe máy, ông Dế được lên xe ô tô cùng Giàng, chiếc xe máy được các chiến sĩ trung chuyển qua.
Chỉ đến khi Giàng tay bắt mặt mừng với chồng trên đất Huế, chúng tôi mới có được phút thở phào. Rưng rưng trong niềm vui xúc động, Giàng dành cho chúng tôi lời cảm ơn và cái hẹn gặp đến Hà Giang.
Trời về khuya khi những cơn mưa trút nước, chúng tôi chia tay gửi gắm Giàng với các chiến sĩ ở trạm kiểm soát Lăng Cô và nhận được cái gật đầu đồng ý của các anh. Hành trình trở về của Giàng và người thân vẫn còn dài, thế nhưng nó đã bớt gập ghềnh hơn khi có sự hỗ trợ của nhiều tấm lòng.
Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch Không còn lựa chọn nào khác, ngay khi nới lỏng giãn cách, vợ chồng anh Võ Văn Hiếu (quê ở xã Nghĩa Thuận, thị xã ... |
Đề xuất cơ chế gói vắc xin phòng Covid-19 riêng cho thuyền viên Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất các cấp thẩm quyền có cơ chế tiêm vắc xin riêng cho thuyền viên, tạo điều ... |
Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Phố núi Pleiku: Điểm sáng phát triển đoàn viên, công đoàn ở Gia Lai
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”