4 điều quan trọng người bệnh thay van tim nên biết
Đời sống - 06/11/2019 22:20 Hoàng Hà (T.H)
Các loại van tim được sử dụng bao gồm: van sinh học, van cơ học, van tự thân. Ảnh: Minh họa |
Có 3 loại van tim thông dụng như: Van sinh học, van cơ học, van tự thân, các bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, bệnh mắc kèm và tình hình tài chính của người bệnh mà tư vấn van tim tốt nhất cho bệnh nhân. Chi phí thay van tim phụ thuộc vào mức bảo hiểm chi trả, chi phí điều trị và giá của từng loại van tim. Tổng số tiền cho 1 ca thay van tim thường giao động từ 80 - 120 triệu. Trong đó Bảo hiểm y tế có thể chi trả tối đa khoảng 62.550.000đ.
Cách chăm sóc van tim sau phẫu thuật cũng góp phần hết sức quan trọng trong việc duy trì van tim hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của van tim. Đối với van cơ học tuổi thọ khoảng 20-30 năm hoặc lâu hơn, còn van sinh học chỉ được 8-10 năm. Riêng van tự thân, sử dụng màng tim của chính người bệnh để tái tạo van động mạch chủ theo phương pháp Ozaki, thời gian van tồn tại gần như suốt đời. Sau đây là 4 điều hết sức quan trọng mà người thay van tim cần lưu ý :
Các biến chứng có thể gặp sau quá trình thay van tim
- Biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có thể làm loét chân van, sùi mép van vì thế người bệnh cần dự phòng bằng cách dùng thuốc kháng sinh trước và sau thủ thuật có liên quan đến chảy máu. Giữ vệ sinh răng miệng để phòng biến chứng này.
- Chảy máu do quá liều thuốc kháng đông: Người bệnh sau thay van tim cơ học phải dùng thuốc kháng đông suốt đời để chống huyết khối trên van. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu như: chảy máu chân răng, vết bầm máu dưới da, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.
- Hình thành huyết khối trên van: Biến chứng này gây kẹt (ở van cơ học), rách lá van (ở van sinh học) do liều thuốc kháng đông chưa phù hợp.
Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau thay van
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ khi gặp phải các dấu hiệu sau:
- Đau thắt ngực (cảm giác đè ép, bóp nghẹt ở ngực).
- Khó thở, vã mồ hôi lạnh, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.
- Sốt cao, tăng cân bất thường, phù mắt cá chân, xuất huyết, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi bất thường.
Phải theo dõi định kỳ và dùng thuốc đều đặn
Mổ thay van tim không chữa khỏi hoàn toàn bệnh van tim mà chỉ giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn, giảm khó thở, mệt mỏi, trống ngực... Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau thay van tim, người bệnh vẫn phải theo dõi định kỳ và dùng thuốc đều đặn.
Tái hẹp, hở van sau phẫu thuật có thể xuất hiện ở cả van cơ học và van sinh học do huyết khối, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc vôi hóa van. Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất ở người bệnh van tim.
Cách chăm sóc van tim sau phẫu thuật
- Trong thời gian nằm viện: Tập thở sâu và tập ho, ho làm giảm tình trạng ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi. Khi ngủ nên nằm nghiêng một bên và thường xuyên trở mình vài tiếng một lần, sau mổ 2 ngày có thể đi bộ quãng ngắn.
Để giữ được sức khoẻ tốt, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn của mình sau khi thay van tim để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong điều trị. Ảnh: Minh họa |
- Sau khi xuất viện: 3 tháng sau mổ, người bệnh nên khám thường xuyên. Sau đó duy trì ít nhất 2 lần/năm. Ăn đảm bảo dinh dưỡng nên kiêng ăn những loại rau màu xanh thẫm (giảm tác dụng của thuốc chống đông). Dùng thuốc theo đơn và theo dõi chỉ số đông máu bằng xét nghiệm INR. Thông báo ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu xuất huyết. Nên tập thể dục nhưng tránh quá sức.
Sau thay van tim một thời gian ngắn sức khỏe người bệnh sẽ ổn định và gần như trở lại bình thường, để duy trì kết quả này người bệnh cần tuân thủ: Sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ. Chế độ ăn uống nên giảm mặn, giảm chất béo, tăng chất xơ. Giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng, bi quan quá mức.
Thời gian gần đây Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc, trong đó có ngộ độc thuốc ... |
Án tù 1 năm 6 tháng không chỉ để trừng phạt những tội phạm như Linh "nựng" mà còn giúp nhiều đứa bé an toàn ... |
Cảnh sát Essex vừa thu giữ được hai chiếc xe tải liên quan đến hai nghi phạm đang bị truy nã vì cáo buộc ngộ ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện
- Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động
- Lệ phí trước bạ là gì?
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi