Vụ sập tường ở KCN Đồng Nai 10 công nhân chết: “Anh mất rồi ai lo cho con?”
Đời sống - 17/05/2020 17:51 Phương Uyên
Ngôi nhà của vợ chồng chị Hạnh chưa kịp bao tường. |
Đó là hoàn cảnh của ba mẹ con chị Lê Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1991, vợ nạn nhân Lý Văn Thụ, sinh năm 1974, thôn Nam Hà, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai - công nhân bị chết trong vụ sập tường ở Khu công nghiệp (KCN) Giang Điền, Trảng Bom (Đồng Nai).
Ôm ba đứa con trong tay, ngồi bên linh cửu chồng, chị Hạnh đau xót không cất thành lời. Có lẽ nước mắt chị không còn để khóc chồng nữa. Chị nói trong sự nghẹn ngào: “Anh ấy là chỗ dựa của bốn mẹ con em. Bây giờ anh mất đi, mẹ con em biết sống thế nào. Gian nhà xây xong chưa kịp bao tường vẫn còn nợ ngân hàng 60.000.000 đồng, biết bao giờ em mới trả được chị ơi. Rồi các con em nữa, ai lo cho chúng nó cái ăn cái mặc. Ai dạy dỗ chúng nó nên người?”.
Bốn mẹ con chị Hạnh trong đám tang anh Thụ. |
Được biết, hai vợ chồng chị Hạnh quen và cưới nhau, trong tay vỏn vẹn mấy sào đất đồi, của hồi môn ông bà nội cho. Tuy nhiên, do đặc thù đất cát nên chỉ trồng được mì. Trong khi đó, vợ chồng chị có 3 người con. Con gái đầu lòng của hai anh chị sinh năm 2009, không may bị thiểu năng trí tuệ, không thể đi lại, nói năng cũng không bình thường. Con gái thứ hai sinh năm 2011 và cậu con trai út sinh năm 2016.
Vốn đã nghèo lại đông con, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ ăn. Vậy nên, chị Hạnh buộc phải vào Đồng Nai xin làm công nhân tại Công ty Kim Bảo Sơn (KCN Đồng Nai) để kiếm tiền gửi về nuôi con. Đến đầu tháng 2 năm 2020, anh Thụ mới đưa người con đầu vào ở cùng, rồi xin đi làm công nhân xây dựng ở các công trình.
Thương con, hai vợ chồng anh chạy đôn chạy đáo vay mượn để đưa con đi chữa bệnh khắp nơi nhưng bệnh của cháu cũng không thuyên giảm. Vợ chồng đành phải đèo bồng cháu vào Đồng Nai thuê nhà trọ ở. Trước đó, anh làm cho một công ty khác nhưng bị sốt người ta sợ lây Covid-19 nên cho nghỉ việc. Anh mới về Công ty TNHH Hà Hải Nga được một tháng.
Cậu con trai út (bên trái) còn chưa biết nhà có chuyện gì. |
Chồng chết để lại 3 đứa con dại với một khoản nợ ngân hàng 60 triệu đồng nhưng điều khiến chị lo nhất là cô con gái lớn. “Tôi chưa biết tính sao để lo cho nó. Nếu đưa vào Đồng Nai, tôi đi làm 12 tiếng mỗi ngày, từ sáng đến tối mới về, nhốt cháu 24/24 trong nhà thì không ổn. Khi còn anh ấy, trưa anh về vệ sinh cho con, rồi cho ăn uống. Nay anh mất không biết ai sẽ lo cho cháu. Ở nhà để lo cho con thì không có tiền để sống”.
Đang trò chuyện, chị Hạnh lại khóc: "Bình thường, buổi trưa, chồng tôi thường về ăn cơm, rồi ngủ để chiều đi làm tiếp, nhưng ngày anh bị tai nạn lạ lắm. Ăn xong anh cứ ngồi ôm con bé mãi. Tôi bảo ngủ tý đi rồi đi làm, nắng nóng mà ôm gì nó suốt buổi trưa. Không ngờ, đó lại là lần cuối hai bố con gặp nhau. Giờ chồng tôi mất rồi, 3 mẹ con không biết sống sao nữa".
Cô con gái đầu lòng của hai anh chị sinh năm 2009 bị bại não không biết tự lo cho mình. |
Ngồi lặng một góc trong đám tang, chị Lê Thị Thúy - em gái anh Thụ vừa khóc vừa nói: "Số anh tôi sao khổ quá! Nhà đã nghèo, hai vợ chồng có 3 đứa con, đứa đầu bị bại não nên anh với chị mới đưa nhau xuống Trảng Bom xin việc. Anh đi làm thợ hồ, chị đi làm công nhân, ai ngờ chưa gì đã gặp nạn thế này".
Sau khi sự việc xảy ra, Công đoàn Hội chữ thập đỏ Gia Lai hỗ trợ gia đình chị Hạnh 1 triệu đồng; Công đoàn Hội chữ thập đỏ Đồng Nai hỗ trợ 3 triệu đồng và Công đoàn Công ty TNHH Hà Hải Nga 3 triệu đồng.
Hiện sự việc đã được UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Xây dựng thống nhất giao Công an tỉnh tiếp tục khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật; phối hợp Bộ Xây dựng trong việc giám định nguyên nhân sự cố, phục vụ công tác điều tra theo quy định. Kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/5/2020.
Đến 7h sáng ngày 17/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,7 triệu người với hơn 312 nghìn người đã ... |
Những ngày qua, từ việc ra quân của cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông như ôtô, xe ... |
Slovenia vừa trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu đưa ra tuyên bố kiểm soát hoàn toàn được Covid-19. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
- Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu
- Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An
- Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
- Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh
- Người lao động có thu nhập bao nhiêu một tháng được mua nhà ở xã hội?