Vi khuẩn Whitmore bị lãng quên đang quay trở lại "ăn mòn" cánh mũi bệnh nhân
Đời sống - 10/09/2019 15:46 Ngân Vĩnh (T.H)
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore - Ảnh: BN |
Bệnh nhân trước đó bị chẩn đoán nhầm ở tuyến dưới là bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng khi cấy máu và mủ ở vết thương tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phát hiện bệnh do vi khuẩn whitmore.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - cho hay, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị. Nếu chậm trễ, người bệnh sẽ nguy hiểm tính mạng.
Với bệnh nhân nữ này, trong giai đoạn bệnh tấn công, các bác sĩ điều trị bằng phác đồ đặc hiệu như dùng kháng sinh phối hợp và kháng sinh nặng. Sau khi tình trạng ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ tai mũi họng như rửa vết thương và khám xem tổn thương ăn sâu vào xương hay không.
Sau hai tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và lên da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc ít nhất ba tháng, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm. Nếu không cẩn thận, bệnh sẽ có khả năng tái phát với tỷ lệ tử vong rất cao.
Whitmore là bệnh do vi khuẩn gram âm gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Trên cơ địa người tiểu đường, thận, phổi mãn tính dễ mắc. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng là sốt kéo dài, tổn thương nhiễm trùng nhiều cơ quan - Ảnh: BN |
PGS.TS Đỗ Duy Cường cũng cho biết nếu như giai đoạn 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Riêng tháng 8.2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ 20 và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị lãng quên.
Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da, cần điều trị sớm và triệt để. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời./.
Lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung kiệt sức vào Phân loại bệnh quốc tế (ICD), chính thức công ... |
Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến ... |
Tình trạng viêm nhiễm thường có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển mưa kéo dài. Mưa kéo dài cũng tạo điều kiện cho các ... |
Nước ăn chân là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
- Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện
- Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
- Câu lạc bộ RAF quyết tâm đứng bục tại PVOIL VOC 2024
- Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu
- Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An