Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?
Đời sống - 19/11/2019 10:50 Vân Anh (T.H)
Gần đây, dư luận đang rất “hoang mang” về bệnh Whitmore bởi nhiều người đã “gán” cho chúng tên gọi “vi khuẩn ăn thịt người”. Và một phần là do các biến chứng nguy hiểm mà bệnh Whitmore gây ra như tỷ lệ tử vong lên tới 60%, thời gian tử vong chỉ sau 48h nhập viện, số ca bệnh tăng nhanh. Tuy nhiên xét trên góc độ y học liệu rằng bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt người” không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn whitmore) gây ra. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, yếu, chúng tồn tại trong bùn, đất, và thường chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, một số rất ít lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa.
Bệnh Whitmore có phải “vi khuẩn ăn thịt” người không?
Vi khuẩn Whitmore chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể những người có sức đề kháng kém như bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Trong trường hợp người bệnh không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, sẽ gây hoại tử các tổ chức, trong đó các tổ chức mà vi khuẩn Whitmore thường tấn công như: cánh mũi, xương hàm, cơ tay và chân,…
Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn Whitmore mới gây “hoại tử” chứ bình thường vi khuẩn này không có khả năng “ăn” các tế bào trên cơ thể con người. Vì vậy chúng KHÔNG thể gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”.
Tác hại của vi khuẩn whitmore
Vi khuẩn Whitmore diễn biến nhanh và có thể gây ra các biến chứng như: Gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ, tụ cầu phổi, sốc nhiễm khuẩn, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tử vong sau 48 giờ nhập viện.
Cách thức lây bệnh
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm. Con người và động vật được cho là bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.
Rất hiếm khi người bệnh bị mắc bệnh do lây truyền từ người khác. Một vài trường hợp đã được ghi nhận, đất và nước mặt bị ô nhiễm là cách thức chủ yếu mà con người bị nhiễm bệnh này.
Bên cạnh con người, nhiều loài động vật dễ bị bệnh melioidosis, bao gồm: Cừu; Dê; Heo; Ngựa; Mèo; Loài chó; Gia súc...
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore
Những người làm nông nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với bùn, đất bẩn, khi các vết trầy, xước, vết thương hở không được bảo vệ tốt tiếp xúc với bùn, đất bẩn sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn Whitmore. Ngoài ra những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh phổi, tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Bệnh Whitmore thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác cũng do vi khuẩn gây ra. Do đó khó chẩn đoán chính xác ngay từ đầu nên có thể dễ bị bỏ qua, không điều trị, khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn Whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh không dễ dàng lây lan, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người do đó người dân không nên quá lo lắng.
Triệu chứng khi mắc bệnh
Do có một số loại melioidosis khác nhau và mỗi loại đều gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là melioidosis có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh lao hoặc bệnh viêm phổi.
Khoảng thời gian tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh và lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh không được xác định rõ ràng, nhưng có thể từ một ngày đến nhiều năm, nhưng nhìn chung các triệu chứng thường xuất hiện sau hai đến bốn tuần tiếp xúc.
Mặc dù những người khỏe mạnh có thể bị bệnh melioidosis, có một số người dễ mắc bệnh hơn như người mắc bệnh sau: bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh thalassemia, ung thư hoặc một tình trạng ức chế miễn dịch khác không liên quan đến HIV, bệnh phổi mãn tính (như bệnh u xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh giãn phế quản)
Điều trị bệnh Whitmore
Khi chẩn đoán nhiễm melioidosis, bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp. Tùy thuộc vào loại melioidosis bị nhiễm trùng và cách thức điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị lâu dài của người bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày, sau đó là 3-6 tháng điều trị thuốc kháng sinh đường uống.
Điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm: Ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ. Hoặc: Meropenem dùng mỗi 8 giờ
Điều trị kháng sinh đường uống bao gồm:Trimethoprim-sulfamethoxazole uống mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ
Nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin thì nên thông báo cho bác sĩ và các nhân viên Y tế khác được biết để thực hiện thuốc điều trị thay thế.
Các biện pháp phòng tránh bệnh Whitmore
– Vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ
– Không để các vết trầy, xước tiếp xúc với bùn, đất, nước bẩn
– Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
– Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám phát hiện và làm xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei để điều trị kịp thời.
Chỉ trong vòng 7 tháng, 3 trẻ trong một gia đình ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tử vong. Trong đó 2 bé vừa tử ... |
Căn bệnh truyền nhiễm vi khuẩn ăn thịt người nguy hiểm đã bất ngờ xuất hiện với tính chất và mức độ ngày càng nguy ... |
Ba cháu bé với biểu hiện sốt, sưng đau tuyến mang tai, sau khi xét nghiệm thì đã phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đời sống - 02/10/2024 18:38
Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?
Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?
- Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
- Giáo sư Phạm Quang Hưng, nhà “tiên đoán” hạt một lòng vì nước Việt
- Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
- Chi bộ cơ sở Vietcombank Chi nhánh Nam Thăng Long tổ chức về nguồn thăm quê Bác
- AI với giáo dục