Thực hiện pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp
Công đoàn - 13/10/2021 16:28 TS. Nguyễn Huy Khoa - ThS. Trần Ngọc Dung, Trường Đại học Công đoàn
Lãnh đạo Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam Hiroshi Kuroda (Hà Nam) trao đổi với các Tổ trưởng “Tổ An toàn Covid-19” của công ty về đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. |
Tăng cường đánh giá, kiểm soát nguy cơ rủi ro
Để có một , điều quan trọng là cả chủ sử dụng lao động và NLĐ phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Nếu không tuân thủ các quy định về an toàn lao động thì rủi ro sẽ đến bất cứ lúc nào trong quá trình lao động.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, ngoài việc tuân thủ các giải pháp 5K trong sản xuất và sinh hoạt, vấn đề an toàn phòng, chống dịch đòi hỏi cần tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, tiếp tục xác định công tác ATVSLĐ gắn với phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Để duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các phương án phù hợp, ứng biến với mọi tình huống để tiếp tục sản xuất “3 tại chỗ” an toàn trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
NLĐ đủ điều kiện quay trở lại sản xuất sẽ được bố trí ở tại doanh nghiệp hoặc . NLĐ ngoài nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng. Doanh nghiệp phải phải bố trí phương tiện đưa, đón NLĐ từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nơi ở; thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 liên tục đối với toàn bộ CNLĐ.
Công nhân sản xuất tại Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam (Vĩnh Phúc). |
Quản lý khép kín
Điều kiện chung để được là chỉ sử dụng NLĐ đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch và có 02 lần xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19, trong đó lần gần nhất trước khi quay trở lại làm việc là 01 ngày. Với mô hình trên thì NLĐ được quản lý khép kín từ công ty đến khi về nơi ở, đảm bảo an toàn ở mức tối đa trong sản xuất.
Việc thực hiện phương án “01 cung đường, 02 điểm đến”, các doanh nghiệp cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhất là đối với việc quản lý đưa đón NLĐ từ nơi ở đến nơi làm việc. Để đảm bảo an toàn trong sản xuất khi thực hiện phương án, các doanh nghiệp cần bố trí về chỗ ở cho NLĐ và tổ chức đưa đón đến làm việc tại doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp bố trí chỗ ở cho NLĐ, các doanh nghiệp cũng quy định rõ nếu NLĐ tự ý rời khỏi nơi ở thì sẽ bị buộc thôi việc. Bên cạnh đó, các xe đưa đón NLĐ cũng đảm bảo không vượt quá 50% số người để thực hiện các quy định về giãn cách.
Nhờ tích cực vận động, tuyên truyền từ phía địa phương và doanh nghiệp nên hầu hết NLĐ đều ý thức được tầm quan trọng của phương án “01 cung đường, 02 điểm đến” và phối hợp thực hiện, tất cả đều trên tinh thần tự nguyện.
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, việc chọn lựa triển khai thực hiện các phương án của doanh nghiệp đều nhằm đảm bảo duy trì ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, góp phần giải quyết việc làm, giúp NLĐ ổn định cuộc sống; giúp công ty hoàn thành các đơn hàng đã được ký kết.
“Tổ An toàn Covid” Công ty MCC Việt Nam (Hà Tĩnh) tuyên truyền, kiểm soát tình hình sức khỏe công nhân trước khi vào ca làm việc. |
Vẫn còn vấn đề cần giải quyết
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, mô hình này được cho là cần thiết cho các doanh nghiệp có lao động số lượng đông để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất. NLĐ cảm thấy an toàn hơn trong việc phòng, chống dịch.
Mong rằng, cùng với sự chủ động của doanh nghiệp và sự phối hợp thực hiện của NLĐ, sự giúp đỡ hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả phương án “01 cung đường, 02 điểm đến” đã đề ra.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong giai đoạn tới, khi NLĐ quay lại làm việc thì không thể ở hết được trong doanh nghiệp mà phải phân tán trong các khu nhà trọ. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một mô hình mới thích ứng với điều kiện thực tế với số lượng NLĐ cơ bản quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Kinh nghiệm qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang cho thấy, đã áp dụng một mô mình khá hiệu quả, đó là mỗi một khu nhà trọ sẽ do một công ty quản lý và chỉ có NLĐ của công ty đó ở trong khu nhà trọ đó. Tức là sẽ quản lý theo một chuỗi từ đầu đến cuối mà doanh nghiệp và chủ nhà trọ sẽ chịu trách nhiệm, còn chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Việc quản lý theo một chuỗi như thế rất tốt và khi xảy ra vấn đề gì cũng sẽ chỉ ở một doanh nghiệp và không bị lan sang các doanh nghiệp khác. Trường hợp nếu doanh nghiệp quản lý chặt thì sự cố còn có thể chỉ bị ở một phân xưởng chứ không xảy ra tại nhiều phân xưởng được. Tức là giảm tối đa tác động của Covid-19 tới các doanh nghiệp khác và chúng ta khu trú được ngay ở từng doanh nghiệp, từng khu nhà trọ.
Việc đưa sản xuất trở lại là rất cần thiết, tuy nhiên chỉ được sản xuất trở lại khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn. Hơn bao giờ hết, NLĐ cần phải ý thức được việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ gắn với công tác phòng, chống dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân họ và đối với toàn xã hội.
Do vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động NLĐ và người sử dụng lao động nâng cao ý thức trong việc thực thi các quy định về ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra an toàn. Đồng thời, phải chuẩn bị các phương án dự phòng để có thể phản ứng kịp thời trong trường hợp cần thiết.
Qua đó, nhằm giúp doanh nghiệp duy trì được sản xuất để vượt qua được giai đoạn khó khăn, NLĐ được đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống và triển khai thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo ATVSLĐ.
Hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên tại Nhà máy Z129 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) tại cơ sở được quy định thành lập bởi Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). ... |
Khôi phục sản xuất tại doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho người lao động Xét theo điều kiện địa phương, tỉnh Trà Vinh đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp được tổ chức sản ... |
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho ngành chế biển mủ cao su Chế biến mủ cao su là ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Nhằm loại bỏ, ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
"Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Chủ tịch Công đoàn trường nhiệt huyết, tận tâm với nghề giáo
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”