“Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” dành tặng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Người lao động - 10/09/2021 14:25 Nguyễn Nga
Lan tỏa tình yêu thương từ "vòng tay Công đoàn" Công đoàn truyền lửa yêu thương Cán bộ Công đoàn Bình Dương không ngại vất vả hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động |
Cán bộ Công đoàn mang sữa vào cho gia đình công nhân lao động đang cách ly |
Chị Nguyễn Lê Thanh Tuyền, quê ở Gia Lai, cùng chồng và con trai 2 tuổi xuống Long An lập nghiệp. Chị Tuyền tự thuê nhà mở tiệm cắt tóc gội đầu, còn chồng chị thì làm công nhân. Cuộc sống sẽ bớt khó khăn nếu dịch bệnh không ập đến, anh chị đều phải nghỉ làm gần 3 tháng nay. Cả hai vợ chồng không có thu nhập, con nhỏ, chị Tuyền lại vừa ốm dậy.
Khó khăn của gia đình chị chưa dừng ở đó, cách đây khoảng 1 tuần chồng chị xét nghiệm Covid-19 và dương tính. Khi biết tin chị Tuyền ngỡ ngàng vì nhiều tháng nay anh chị ở nhà, gần như tự cách ly trong phòng, hạn chế tiếp xúc.
Ngay khi biết tin chồng là F0, chị Tuyền cùng con trai đi xét nghiệm CRP. Đến nay, đã qua nhiều ngày nhưng chưa thấy cuộc gọi nào từ chính quyền nên chị biết mình tạm an toàn.
“Hai vợ chồng tôi từ Gia Lai xuống Long An làm ăn cũng được vài năm. Nhưng dịch bệnh khiến chúng tôi lao đao đủ đường. Cả hai vợ chồng thất nghiệp, mấy tháng rồi tôi phải vay tiền người thân ở quê, rồi mượn tiền trả lãi những người xung quanh đây để đóng tiền phòng và chi phí sinh hoạt. Mỗi tháng cả gia đình cũng mất tầm 5 triệu tiền ăn; tôi thuê nhà để mở tiệm tóc nên cũng tốn, mỗi tháng tính cả điện nước là 4,5 triệu đồng. Hai tháng nay, chủ nhà trọ giảm cho 500.000 đồng/tháng. Chúng tôi nghĩ rằng, hai vợ chồng cố gắng chịu khổ đợi dịch qua rồi làm ăn trở lại, nhưng bất ngờ là chồng tôi lại nhiễm Covid -19. Cho nên tôi ở nhà một mình cùng con nhỏ không biết xoay xở ra sao”, chị Tuyền tâm sự.
Cán bộ Công đoàn tỉnh Long An không ngại trời mưa vẫn trao tận tay sữa cho gia đình công nhân. |
Từ khi chồng đi điều trị F0, hai mẹ con chị Tuyền phải tự chăm nhau. Vì kinh tế eo hẹp, tiền bạc phải đi vay mượn nên chị Tuyền chỉ dám chi tiêu những thứ cần thiết và chăm con. Còn lại phải tiết kiệm được đồng nào, hay đồng ấy.
Chiều qua, trời mưa tầm tã, khi hai mẹ con đang chơi trong phòng trọ thì được chủ trọ thông báo ra nhận sữa. Chị Tuyền vừa bất ngờ vừa xúc động vì con trai chị đã có thêm sữa để uống. Cảm động hơn cả là cán bộ công đoàn không ngại mưa lớn, trực tiếp mang từng thùng sữa đến tận xóm trọ tặng cho gia đình người lao động.
“Tôi được biết, công đoàn công ty chồng tôi có đăng kí cho gia đình tôi nhận sữa cho cháu. Biết tin tôi mừng lắm, tôi chỉ biết cảm ơn công đoàn đã hỗ trợ cho mẹ con tôi trong lúc khó khăn này”, chị Tuyền xúc động.
Không chỉ có chị Tuyền, hàng nghìn các cháu nhỏ và bà mẹ bầu khác cũng nhận được hỗ trợ sữa đợt này từ Công đoàn tỉnh Long An. Đối với họ đây là sự quan tâm đặc biệt vì trước đó nhiều công nhân lao động ở trọ đã nhận được quà là nhu yếu phẩm cho gia đình…
Công đoàn Long An chi 2,28 tỷ để hỗ trợ sữa cho con em công nhân và phụ nữ mang thai. |
Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, ông Nguyễn Văn Quí -Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho biết, chương trình hỗ trợ sữa cho trẻ em và công nhân lao động mang bầu được trích 100% từ ngân sách công đoàn. Công đoàn tỉnh sẽ tặng 6000 phần quà cho trẻ em dưới 3 tuổi con công nhân lao động và 1200 phần quà là sữa bầu cho nữ công nhân lao động (hoặc vợ có chồng là công nhân) mang thai. Tổng chi phí cho đợt này khoảng 2,28 tỷ đồng.
“Xuất phát từ thực tế những lần cán bộ công đoàn đi hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động ở trọ, người lao động gọi điện đến đường dây nóng của Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh,... chúng tôi quyết định thực hiện chương trình tặng sữa cho con em công nhân lao động và phụ nữ mang thai. Chúng tôi đặt tên chương trình là: “Sữa yêu thương - ấm tình Công đoàn” để thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, nhất là thời điểm dịch bệnh khó khăn này.
Bên cạnh đó, thay mặt cán bộ Công đoàn tỉnh Long An tôi muốn gửi lời động viên sâu sắc đến anh chị em công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện 5K để dịch bệnh được đẩy lùi, công nhân lao động trở về cuộc sống như trước đây”, ông Quí chia sẻ.
Bà Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An (trái) tặng sữa cho gia đình công nhân khu trọ. |
Là người trực tiếp mang những thùng sữa trao tận tay cho người lao động, bà Lê Thị Thu Cúc rất xúc động trước nhiều hoàn cảnh khó khăn của công nhân. Sự tận tâm của người cán bộ công đoàn không chỉ mang đến giá trị vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần cho người lao động. Mỗi khi nhận được cuộc điện thoại của công nhân lao động cần hỗ trợ, chị lại sốt sắng kiểm tra lại thông tin rồi tìm cách hỗ trợ ngay.
“Từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay, Công đoàn tỉnh Long An đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động khó khăn như 15.000 phần quà cho người lao động; tặng hàng tấn gạo hỗ trợ lương thực cho công nhân ở trọ; vận động giảm tiền nhà trọ, hay tổ chức đường dây nóng để “cấp cứu” những trường hợp thiếu nhu yếu phẩm…
Gia đình người lao động ở trọ được nhận hỗ trợ từ công đoàn |
Và lần này đối tượng công đoàn hướng đến là các con nhỏ, phụ nữ mang thai. Tỉnh Long An đang giãn cách xã hội, công nhân lao động không thể ra đường để mua sữa cho con hoặc họ không còn đủ tiền… cho nên công đoàn đã triển khai hỗ trợ bằng những phần quà thiết thực”, bà Cúc cho hay.
Chương trình “Sữa yêu thương -ấm tình Công đoàn” vừa được triển khai ngày 09/09 đến nay đã trao được 500 phần quà. Dự kiến, đến hết ngày 18/9 cán bộ công đoàn sẽ trao tận tay 6000 thùng sữa cho trẻ em và 1200 phụ nữ mang thai.
Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất Nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đang chuẩn bị cho những phương án sản xuất mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần thời gian ... |
Lan tỏa tình yêu thương từ "vòng tay Công đoàn" Những việc làm thiết thực của Công đoàn Tổng Công ty May 10 đã và đang giúp người lao động hướng đến một cuộc sống ... |
Cán bộ Công đoàn Bình Dương không ngại vất vả hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động Dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng tại tỉnh Bình Dương, người lao động thất nghiệp, gặp khó khăn vì dịch bệnh. Chính vì thế, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới