Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình
Sổ tay pháp luật - 10/08/2023 20:38 TRẦN LƯU
Không được xử lý kỷ luật NLĐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: Người sử dụng lao động (NSDLÐ) phải chứng minh được lỗi của NLÐ; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLÐ tại cơ sở mà NLÐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; NLÐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLÐ bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một NLÐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLÐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLÐ; NLÐ nữ mang thai; NLÐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...
Được phép nghỉ việc không cần báo trước
Khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 đã chỉ rõ 07 trường hợp người lao động có quyền nghỉ việc luôn mà không cần báo trước. Cụ thể như sau:
- Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
Công nhân lao động làm việc trong một doanh nghiệp thủy sản ở Cần Thơ. Ảnh: Tr.L. |
Trừ trường hợp doanh nghiệp chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp động lao động do sự cố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố về cơ sở kinh doanh hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi.
- Không được trả đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn.
Trừ trường hợp chậm lương cho có lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng thời hạn và chỉ được chậm lương dưới 30 ngày.
- Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới dạng sau:
- Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc quan hệ tình dục để đổi lấy lợi ích liên quan đến công việc.
- Hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc cũng như cuộc sống của nạn nhân.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc bởi nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trong trường hợp này phải thông báo cho NSDLĐ kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- NSDLĐ cung cấp các thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động, bao gồm các thông tin sau:
+ Công việc
+ Địa điểm làm việc
+ Điều kiện làm việc
+ Thời gian làm việc
+ Thời gian nghỉ ngơi
+ An toàn, vệ sinh lao động
+ Tiền lương và hình thức trả tiền lương
+ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
+ Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ
+ Các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng mà NLĐ yêu cầu.
Nghỉ việc không báo trước vẫn được hưởng quyền lợi
NLĐ nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp nêu trên, dù không báo trước nhưng được pháp luật cho phép nên được coi là hợp pháp và được hưởng một số quyền lợi như sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có nghĩa vụ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ. Điều này tạo cơ sở căn cứ tính các khoản trợ cấp khác như trợ cấp thai sản, trợ cấp thất nghiệp, nghỉ hưu sau này cho NLĐ.
- Tiền lương của những ngày đã làm việc chưa được thanh toán
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi NLĐ đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ (trong đó có tiền lương).
- Trợ cấp thôi việc
Theo Điều 46 Bộ luật Lao động, nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp, NLĐ sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc.
- Tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết
- Tiền trợ cấp thất nghiệp
Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tận dụng lao động làm ... |
LPBank và sứ mệnh bảo vệ quyền lợi của khách hàng Với tinh thần chính trực và trách nhiệm lấy khách hàng làm trọng tâm, thời gian gần đây, CBNV của LPBank tại các chi nhánh, ... |
Công đoàn Long An hỗ trợ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, NLĐ Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngoài việc chăm lo, hỗ trợ vật chất cho đoàn viên, người lao động khó khăn, LĐLĐ Long An ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 06/09/2024 21:00
Lệ phí trước bạ là gì?
Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Sổ tay pháp luật - 06/09/2024 18:05
Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?
Sổ tay pháp luật - 04/09/2024 17:16
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
Sổ tay pháp luật - 01/09/2024 07:00
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 17:11
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?
- Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
- Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
- Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
- Trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ: Sỹ quan, thuyền viên và các đội tàu đã trú ẩn an toàn