Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?
Pháp luật lao động - 16/08/2024 17:00 Văn Quân
Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động? |
Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global tư vấn về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động |
Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo nhu cầu mà không cần phải có lý do cụ thể với điều kiện phải đáp ứng thời hạn báo trước là khẳng định của Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global khi bàn về vấn đề các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể, Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tạikhoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global
Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức? Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết ... |
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì? |
Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động? Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động ... |
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không?
- Từ cuộc khảo sát 500 công nhân dùng thẻ ATM: Những con số không thể làm ngơ
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?
- VietinBank: Duy trì động lực tăng trưởng bền vững, tăng cường chuyển đổi số
- Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động