Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Đời sống - TRẦN LƯU

Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền Đông tìm việc.
Những đứa trẻ chông chênh trước thềm năm học mới

Thiếu việc, thiếu đất sản xuất... là nguyên nhân "đẩy" lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra khỏi khu vực truyền thống, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị.

Rời khỏi đồng bằng

Hơn 3 năm sau ngày khóa cửa, bỏ hoang, bây giờ căn nhà của anh Lê Hoàng Em đã có người về ở. Vẫn những con người đó, chỉ có điều họ đã không có được hạnh phúc như niềm ước vọng của ngày đi - mà thay vào đó, chỉ toàn là đau thương và nước mắt.

Quê anh Hoàng Em ở ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nơi phần lớn người dân không có đất đai, ruộng vườn canh tác. Cuộc sống của họ chỉ trông chờ vào đi làm thuê, làm mướn, công việc chủ yếu là mần ngó sen, cơ cực mà thu nhập chẳng được bao nhiêu.

Năm 2020, gia đình 4 thành viên của anh quyết định bỏ lại căn nhà dưới quê rồi dắt díu nhau lên Bình Dương làm công nhân trong một xưởng gỗ. Không lâu sau đó, dịch Covid-19 bùng phát, gia đình anh bị mất việc làm, phải sống nương tựa vào sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà hảo tâm.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Anh Lê Hoàng Em. Ảnh: P.V

Đến khi dịch bệnh lắng xuống thì lại gặp lúc kinh tế khó khăn, suy thoái. Những người công nhân như anh liên tục bị cắt việc, giãn việc. Không thể trụ lại được, trước Tết Nguyên đán, gia đình buộc phải về quê. Vợ anh ra bán bánh kẹo trước cổng một trường học, hai đứa con gái nhỏ ai mướn gì làm nấy, chật vật mưu sinh qua ngày.

Ông Lê Út Em - Trưởng ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, cho biết: Trong tổng số 202 hộ trong ấp, có tới 81 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo. Hầu hết bà con sở tại không có đất đai, ruộng vườn để làm nông, họ chủ yếu đi làm mướn mưu sinh. Ông Lê Út Em thống kê, đến nay đã có 40 hộ gia đình bỏ xứ lên miền Đông làm công nhân.

“Thay vì ở quê không nghề ngỗng, họ bỏ xứ đi cũng là một cách để giảm gánh nặng cho gia đình, cho chính sách ở địa phương, ít nhất là cũng tự nuôi sống bản thân mình được”, ông Út Em nói.

Anh Lê Hoàng Em là một trong số hàng triệu trường hợp thuộc làn sóng di cư ra khỏi Đồng bằng sông Cửu Long. Họ tìm đến TP. HCM và các tỉnh miền Ðông Nam Bộ với mong ước có cơ hội việc làm để cuộc sống được khá hơn so với ở quê.

Những năm gần đây, hạn mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng của các đập nước trên thượng nguồn, rồi biến đổi khí hậu… đang là những yếu tố làm ảnh hưởng sinh kế trầm trọng và thúc đẩy luồng di dân. Ở chiều ngược lại, lực hút từ sự phát triển của TP. HCM và khu vực miền Đông cũng kéo nhiều người dân ra khỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân tạo nên làm sóng di cư ra khỏi Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: P.V

Người tứ xứ lâu nay vốn coi TP. HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là nơi "đất lành". Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền Đông tìm việc.

Cha mẹ gãy gánh giữa đường nên từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Nguyên (SN 1992, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) đã phải nương tựa bà nội. Mỗi ngày, ngoài chút ít thời gian ở ao, vuông, Nguyên chỉ biết ra ngồi cà phê, hoặc tụ tập bạn bè nhậu nhẹt.

4 năm trước, chàng trai lên TP. HCM làm tài xế trong một công ty vận chuyển hàng hóa. Rồi anh lập gia đình, có con. Do áp lực tài xế phải liên tục đi xa, một dạo Nguyên đem con về dưới quê chăm sóc. Hai năm sau, vợ chồng Nguyên trở về, nhưng đứa trẻ cứ nhìn cha mẹ dè chừng như… người lạ!

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt
Rất đông lao động nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đã bỏ quê lên các thành phố lớn làm công nhân. Ảnh: P.V.

Làm sao để “ly nông bất ly hương”?

Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra rằng, trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu người dân di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long.

Phần lớn người di cư trong độ tuổi lao động và có trình độ học vấn cao. Số liệu điều tra năm 2019 cho biết 73% số người di cư thuộc lực lượng lao động, trong đó, độ tuổi 15-19 chiếm 52,8%, độ tuổi 20-29 là 74,6%, độ tuổi 30-39 là 92,1%.

Thông tin cho biết phần lớn số sinh viên từ Đồng bằng sông Cửu Long theo học đại học ở TP. HCM không trở về. Ngoài ra, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ tác trường đại học trong vùng chuyển đến làm việc ở TP. HCM. Các tỉnh đô thị hóa thấp có tỷ lệ di cư thuần cao: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Người từ TP. HCM và các tỉnh miền Đông trở về quê tại chặn tại chốt kiểm dịch (thuộc tỉnh Hậu Giang) trong đợt dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: P.V.

Thiếu việc làm, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm ở nông thôn miền Tây chính là nguyên nhân đẩy lao động ra khỏi khu vực truyền thống. Nó đang đi ngược lại với cụm từ “ly nông bất ly hương”, mà chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ) mà không phải rời xa quê hương.

Các chuyên gia cho rằng sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển của bất kỳ một vùng đất, một quốc gia nào trên thế giới là điều tất yếu nhưng vấn đề lo ngại là tình trạng “di cư bị động”. Đã có bằng chứng cho thấy, việc chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn miền Tây chưa thật sự tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận lao động. Phát triển tiểu khu công nghiệp và ngành nghề truyền thống đặc biệt là ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nhớ lại, từ năm 2011, khi tham gia đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các bộ, ngành trung ương khảo sát các chuyên đề giảm nghèo, đời sống công nhân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long, bản thân ông nhận thấy đã nổi lên những mảng tối của bức tranh này. Ở đó, sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt
Với mỗi người bỏ quê, là mỗi cuộc ly hương đầy nước mắt. Ảnh: P.V.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, người miền Tây thực bụng, nghĩ đơn giản, nên mơ ước cũng không xa vời, chỉ cần có cái ăn, cái mặc qua ngày. Nhiều người rời quê với ước mơ sau này về xây lại cái nhà khang trang hơn, có vài công ruộng, miếng vườn nhỏ. Họ chấp nhận sống lay lắt nơi đô thị, trong những phòng trọ chỉ khoảng 10m2. Một thế hệ rồi hai, ba thế hệ người tha hương, giấc mơ mãi không thành. Nhiều người hàng chục năm ngoái lại, khi đất khách chưa là quê mới mà quê hương đã thành cố hương.

Ra đi vì lẽ sống, mưu sinh, đổi đời cũng là một tất yếu, có ý nghĩa tích cực, tuy nhiên cũng nảy sinh những bất cập. Đó là sự chênh lệch về số dân giữa nông thôn với thành thị, giữa thành thị đồng bằng châu thổ với các thành phố lớn, thành phố đang phát triển. Hệ lụy là những vấn đề xã hội nhức nhối. Đó là cảnh nhiều thôn, ấp thiếu vắng bóng người, ruộng nương không ai cày cấy, nhà cửa không người trông nom. Nhiều trẻ em do thiếu vắng tình thương của cha mẹ, không được chăm sóc dạy dỗ chu đáo, không được học hành có nguy cơ sa ngã, vi phạm pháp luật...

“Khi xảy ra thiên tai, hạn mặn, sạt lở, người ta chỉ thống kê bao nhiêu hecta lúa, rau màu, vườn cây, ao nuôi thủy sản thiệt hại, mà quên đi những "di chứng" đang âm ỉ trong mỗi gia đình khi nhiều người từ đó phải bỏ quê đi làm ăn xa. Con cái để lại cho ông bà, sống thiếu tình thương cha mẹ, hoặc phải gồng gánh lên thành phố ở phòng trọ, vào các nhóm giữ trẻ rẻ tiền, chịu tổn thương tâm lý khi gặp phải nạn bạo hành trẻ em”, Tiến sĩ Hiệp nói.

* Hình ảnh người dân miền Tây về quê trong đại dịch Covid-19

Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 nêu ra "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng gồm: vòng xoáy lao động, ngân sách và cấu trúc kinh tế vùng. Trong đó, vòng xoáy lao động là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ.

Trong năm 2023, nền kinh tế suy thoái dẫn đến hơn nửa triệu người mất việc trên cả nước, và đằng sau đó là những cảnh đời khốn khó của lao động nhập cư như anh Nguyên, anh Hoàng Em...

“Chính vì vậy mà những cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê cần được xem xét ở trên nhiều bình diện khác nhau. Cần đảm bảo các yêu cầu quản lý dân cư, đến các giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động... Chính sách ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương phải được xem là nền tảng quyết định nhằm tạo dựng niềm tin, sự gắn bó với quê hương của người dân. Vấn đề cốt lõi của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư. Động lực mới cần được bắt đầu chính từ nội lực của vùng, từ nguồn nhân lực bậc cao, từ khoa học và công nghệ và từ doanh nghiệp. Đây sẽ là những mảnh ghép, vá lại "giấc mơ dang dở" của người di cư”, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp kiến nghị.

Vị chuyên gia cũng đề xuất cần xem việc xuất cư và cuộc “di cư ngược” trong đại dịch Covid-19 hay trong làn sóng thải loại lao động vừa qua của người lao động miền Tây như là chỉ dấu để rà soát chính sách, bố trí lại cơ cấu lao động, đảm bảo các yêu cầu phát triển cân đối, tính toán phương kế lâu dài cho một thị trường lao động đang rất bấp bênh và thiếu phối hợp giữa hai khu vực lớn là miền Đông và miền Tây Nam bộ - một nơi công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa tăng cao và một nơi còn nặng nông nghiệp và thiếu việc làm. Những cảnh báo như thế này xem ra vẫn chưa muộn!

Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm

Đó là cách của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện, nhằm tuyển 1.800 ...

Khi phim Nhà nước “cháy vé” Khi phim Nhà nước “cháy vé”

“Đào, phở và piano” - bộ phim Nhà nước đặt hàng đang trở thành cơn sốt phòng vé.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Talk Công đoàn, 20 giờ, ngày 07/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi Video

Cafe tối: “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

Đời sống -

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Người lao động -

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Đời sống -

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!