Lại nói chuyện nam nữ công nhân ở cùng, sống thử
Người lao động - 16/06/2020 06:45 Minh Hoàng
Một khu nhà trọ công nhân. Yếu tố bảo đảm an ninh khiến nhiều nam nữ công nhân chấp nhận ở cùng, sống thử. Ảnh có tính minh họa của congdoan.vn |
Bài viết “Nam nữ công nhân sống thử: Nên hay không?” sau khi đăng tải trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn đã nhận về một “cơn bão” tương tác. Ý kiến tranh luận tựu trung có thể chia làm hai dòng chủ lưu: đồng ý và không đồng ý. Trong đó, dòng không đồng ý chiếm tỷ lệ áp đảo.
Bạn đồng ý thì viết: “Xã hội thời nào rồi, sống thử có lợi cho cả hai bên”, bạn viết thế nhưng không nói “cái lợi” là gì. “Nam nữ như nhau, có ai thiệt hại đâu”, ý kiến khác có vẻ lửng lơ nhưng rõ ràng tỏ ra đồng ý. Một bạn khác thì viết: “Mình đang muốn sống thử mà chưa tìm được ai đây. Quan trọng là người ấy thực sự có tình và trách nhiệm. Nếu không, có tròng vào cổ nó mười cái đám cưới nó vẫn bùng”, một bạn khác viết rất sâu sắc nhưng không nói rõ làm thế nào để biết người có tình và trách nhiệm để mà sống thử.
Một khu nhà trọ công nhân nghèo... Cuộc sống vất vả, khó khăn cũng là nguyên nhân thúc đẩy nam nữ công nhân ở cùng, sống thử. Ảnh có tính minh họa của afamily.vn |
Trước đó, tôi có đọc một bài của bạn công nhân nữ gần như giải thích lý do bạn chấp nhận ở cùng, sống thử với bạn nam chỉ vì lý do an ninh. “Con gái ở một mình khu nhà trọ làm sao sống được. Bọn trộm rồi nghiện nó dọa cho đến không ngủ được ý”. Các bạn nữ cũng chia sẻ kinh nghiệm “dọa” trộm cắp, nghiện ngập bằng cách rất lạ kỳ, ví như khuyên nhau mua một bộ đồ lót nam treo ở chỗ dễ nhìn, để trộm cắp, nghiện hút nhìn thấy, tưởng phòng có đàn ông, con trai, chúng sẽ sợ hơn...
Nhưng ý kiến phản đối nhiều hơn. Một bạn nữ viết ngắn gọn: “Không nên, vì mình đã trải” - rất tiếc bạn không chia sẻ kinh nghiệm “đã trải’ để mọi người biết nó bất cập ra sao. Một số ý kiến đáng chú ý khác viết: “Nam sống thử thì không sao nhưng nữ thì hỏng hết... Bảo sao nhiều cô không lấy được chồng”; “Sống thử khi có thai không lấy nhau rồi đi phá. Phá thai và viêm nhiễm rồi dẫn đến vô sinh. Sau khi lấy chồng không đẻ được con lại bảo số”; “Cứ thử đến các phòng khám sản khoa gần khu công nghiệp xem sự việc khủng khiếp thế nào. Đã có bao nhiêu hài nhi bị vứt ra bãi rác, bao nhiêu đứa trẻ tội nghiệp bị bỏ vào chùa”... Một bạn thì kể: “Hôm qua, trước phòng của ông anh mình, một em đi qua ngã gục. Thì ra hôm trước em đi nạo thai rồi cố đi làm nên bị kiệt sức”...
Có doanh nghiệp rất đông công nhân như Samsung Thái Nguyên. Quanh khu vực, hàng loạt các xóm trọ công nhân mọc lên. Cũng không thiếu cảnh công nhân nam nữ ở cùng, sống thử. Ảnh có tính minh họa của tienphong.vn |
Có đến nghìn lẻ một lý do để nam nữ công nhân ở cùng, sống thử với nhau. Muốn hay không, đó vẫn là một thực tế mà không ai có thể phủ nhận hay lảng tránh. Khi quyết định dọn về ở cùng, có lẽ cả bạn nam và nữ đều có sự tính toán, cân nhắc. Tôi nghĩ có rất ít người tặc lưỡi mặc kệ đời. Hẳn họ cũng băn khoăn về khía cạnh đạo đức truyền thống; góc nhìn, đánh giá của xã hội; những hậu quả có thể xảy ra khi bạn nữ có thai hay chia tay... nhưng vẫn quyết định đến ở với nhau thì mức độ nào đó, đó là lý do đủ sức nặng.
Tôi thành tâm cầu chúc họ sáng suốt lựa chọn đúng người để cùng nương tựa nhau vượt qua khó khăn, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Và dù còn nhiều vấn đề đáng để bàn, tôi mong cuộc đời vẫn sẽ cho họ những điều tốt đẹp.
Những nữ công nhân trẻ đi làm với biết bao mơ ước và hoài bão. Nhưng điều kiện ăn ở, an ninh và câu chuyện tình cảm nam nữ là điều họ sẽ sớm phải lựa chọn. Ảnh có tính minh họa của baodongkhoi.vn |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/10/2024 20:16
Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện
Phong trào hiến máu tình nguyện tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút đông đảo người lao động tham gia.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
- Bảo đảm linh hoạt, hài hòa trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
- Masan báo lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng trưởng 1.350% so với cùng kỳ
- Bác tài Xanh SM trải lòng về “3 tốt” khi lái xe điện
- Nữ cán bộ công đoàn hết mình vì sự nghiệp giáo dục của Trường Tiểu học Tam Hiệp
- Suzuki Việt Nam trưng bày XL7 Hybrid và Jimny tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2024