Đại diện Công ty Haprosimex vắng mặt trong buổi hòa giải
Phóng sự điều tra - 31/08/2023 07:30 MINH ANH
Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống |
Buổi hòa giải dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Tú - Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, tập thể người lao động và Công ty Haprosimex phát sinh tranh chấp lao động về thanh toán tiền lương, tiền công trong nhiều năm (có bản tính lương của từng người). Người lao động làm đơn gửi cơ quan chức năng.
Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm sau khi nghiên cứu đơn thư, đã có văn bản mời đại diện người lao động (bà Đào Thị Hằng) và đại diện hợp pháp của Công ty Haprosimex đến cùng làm việc. Nhưng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Haprosimex không có mặt để tiến hành hòa giải.
Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm ghi nhận buổi hòa giải ngày 29/8 không thực hiện được và sẽ có văn bản lần thứ hai gửi tới các bên để tiếp tục hòa giải tranh chấp lao động.
Bà Đào Thị Hằng - đại diện cho tập thể công nhân Công ty Haprosimex đến làm việc với Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm. Ảnh: M.A |
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Đào Thị Hằng cho biết, tập thể công nhân Haprosimex đều có hoàn cảnh khó khăn, bị nợ lương, chưa được chấm dứt hợp đồng lao động khiến nhiều người lao động khó tìm công việc mới.
"Chúng tôi mong muốn mọi việc được giải quyết dứt điểm. Nhiều năm liền, chúng tôi cũng đã rất mệt mỏi", bà Hằng chia sẻ.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, Công ty Haprosimex nợ lương người lao động từ khi còn là công ty Nhà nước, sau khi cổ phần hóa vào năm 2017 và tiếp tục bán lại cho một nhóm cổ đông vào năm 2022, Công ty vẫn chưa trả hết, dù tập thể người lao động rất nhiều lần kêu cứu. Gần 500 công nhân sản xuất phải nghỉ việc, nhiều người trở thành lao động tự do vì khó khăn do tìm việc.
Theo biên bản cuộc họp ngày 9/3/2023 giữa đại diện Công ty Haprosimex với đại diện người lao động, Công ty đã xác định số tiền lương còn nợ công nhân tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty cũng đưa ra lộ trình sẽ thanh toán dứt điểm lương cho người lao động trong năm 2023.
Thế nhưng, ngày 4/7/2023, khi đại diện Công ty làm việc với công nhân về vấn đề thanh toán tiền lương tại 115 Đội Cấn, Ba Đình, phía Công ty đưa ra biên bản thỏa thuận với người lao động như sau: “Haprosimex đồng ý thanh toán và người lao động đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương, thay vì 100% số tiền lương theo số liệu nội bộ. Người lao động đọc đã hiểu và nhất trí nội dung nêu trong biên bản, đã nhận đủ số tiền (tương đương 50% lương) và cam kết sẽ không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa người lao động và Haprosimex”. Tập thể người lao động đều không đồng ý với phương án mà Công ty đưa ra, làm đơn khởi kiện.
Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục thông tin.
Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong ... |
Bộ LĐ - TB và XH yêu cầu phòng ngừa tai nạn tái diễn từ vụ tụt lở, vùi lấp Ngày 27/8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản số 3497/LĐTBXH - ATLĐ về việc vụ tai nạn lao động ... |
Số lượng người lao động phía Nam làm việc ở nước ngoài thấp Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, nguyên nhân người lao động phía Nam ít làm việc ở nước ngoài là do NLĐ khu vực ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi